Trong những ngày qua, người dân ở huyện ven biển Đông Hải (Bạc Liêu) vô cùng bức xúc vì chính quyền địa phương đã cho triệt phá hàng trăm cây dương cổ thụ để giải phóng mặt bằng, lấy đất làm đường giao thông.
Việc chặt phá hàng loạt gốc dương trên không chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị của thị trấn cửa biển Gành Hào (Đông Hải), mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, nhất là hàng dương trên được trồng dọc theo tuyến đê biển Đông, có vai trò chắn gió, chống xói lở, bảo vệ cho hàng ngàn hộ dân sống sau đê mỗi khi gặp thiên tai bất thường.
Theo ông Trần Văn Đài (ấp Kinh Tư, xã Long Điền Tây) cho biết, hàng dương có tuổi thọ 17 năm tuổi. Trước đây, do đoàn viên, thanh niên huyện Đông Hải tự tay trồng nhằm ý thức người dân để bảo vệ môi trường, góp phần chống xói lở, giông lốc vùng ven biển. Hai hàng dương xanh um tùm, thẳng tấp chạy dọc theo tuyến đường có chiều dài gần 10km, từ xã Long Điền Tây đến thị trấn Gành Hào ( huyện Đông Hải).
Theo ông Đài, hàng dương có tổng cộng gần 3.000 cây, không chỉ che bóng mát, gắn bó nhiều năm dài với người dân vùng biển, còn là biển tượng đặc trưng không riêng của huyện Đông Hải mà cả tỉnh Bạc Liêu. Đây là hàng dương có nhiều gốc và đẹp nhất tỉnh Bạc Liêu. Du khách không thể nào quên khi lần đầu tiên được ngắm, chiêm ngưỡng hàng dương thẳng tắp này.
Dù người dân kiên quyết phản đối để giữ lại hàng dương, nhưng vẫn bị triệt phá, bán đấu giá để làm… củi đốt. Được biết, khi cho “bức tử” hàng dương, huyện Đông Hải cho bán đấu giá cho cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng Hùng Kim, với giá chỉ 50 triệu đồng.
Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, cho biết, không chỉ người dân mà kể cả lãnh đạo huyện rất “đau”, có người phải “rơi nước mắt” khi chứng kiến cảnh phá hàng dương để làm đường.
Trước khi tiến hành nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên huyện từ Giá Rai đến Đông Hải. Lãnh đạo huyện Đông Hải quyết giữ lại hàng dương, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp giữ lại làm hành lang lộ giới, làm tim đường hoặc bứng gốc di dời… Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đều không khả thi nên lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định cho triệt phá hàng dương để làm đường mới.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù tỉnh này đã cố gắng làm hết cách, nhưng với “giải pháp” cho chặt phá hàng dương thì chưa được người dân đồng tình, đang gây dư luận không tốt trong lòng người dân nơi đây./.
Việc chặt phá hàng loạt gốc dương trên không chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị của thị trấn cửa biển Gành Hào (Đông Hải), mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, nhất là hàng dương trên được trồng dọc theo tuyến đê biển Đông, có vai trò chắn gió, chống xói lở, bảo vệ cho hàng ngàn hộ dân sống sau đê mỗi khi gặp thiên tai bất thường.
Theo ông Trần Văn Đài (ấp Kinh Tư, xã Long Điền Tây) cho biết, hàng dương có tuổi thọ 17 năm tuổi. Trước đây, do đoàn viên, thanh niên huyện Đông Hải tự tay trồng nhằm ý thức người dân để bảo vệ môi trường, góp phần chống xói lở, giông lốc vùng ven biển. Hai hàng dương xanh um tùm, thẳng tấp chạy dọc theo tuyến đường có chiều dài gần 10km, từ xã Long Điền Tây đến thị trấn Gành Hào ( huyện Đông Hải).
Theo ông Đài, hàng dương có tổng cộng gần 3.000 cây, không chỉ che bóng mát, gắn bó nhiều năm dài với người dân vùng biển, còn là biển tượng đặc trưng không riêng của huyện Đông Hải mà cả tỉnh Bạc Liêu. Đây là hàng dương có nhiều gốc và đẹp nhất tỉnh Bạc Liêu. Du khách không thể nào quên khi lần đầu tiên được ngắm, chiêm ngưỡng hàng dương thẳng tắp này.
Dù người dân kiên quyết phản đối để giữ lại hàng dương, nhưng vẫn bị triệt phá, bán đấu giá để làm… củi đốt. Được biết, khi cho “bức tử” hàng dương, huyện Đông Hải cho bán đấu giá cho cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng Hùng Kim, với giá chỉ 50 triệu đồng.
Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, cho biết, không chỉ người dân mà kể cả lãnh đạo huyện rất “đau”, có người phải “rơi nước mắt” khi chứng kiến cảnh phá hàng dương để làm đường.
Trước khi tiến hành nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên huyện từ Giá Rai đến Đông Hải. Lãnh đạo huyện Đông Hải quyết giữ lại hàng dương, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp giữ lại làm hành lang lộ giới, làm tim đường hoặc bứng gốc di dời… Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đều không khả thi nên lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định cho triệt phá hàng dương để làm đường mới.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù tỉnh này đã cố gắng làm hết cách, nhưng với “giải pháp” cho chặt phá hàng dương thì chưa được người dân đồng tình, đang gây dư luận không tốt trong lòng người dân nơi đây./.
Huỳnh Sử (TTXVN)