Từ một tỉnh lỵ, một thị xã nhỏ bé, nằm sát sườn kinh thành Thăng Long, Bắc Ninh là địa bàn chủ yếu thuần nông, lấy sản xuất nông nghiệp làm động lực thúc đẩy kinh tế.
Sau 1 thập kỷ, Bắc Ninh giờ được nhắc đến nhiều hơn không chỉ nhờ những giá trị phi vật thể, mà còn là địa phương có hạ tầng cơ sở đồng bộ; điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn và thành thị được cải thiện.
Đó là chưa kể, những khu công nghiệp tập trung đang ngày càng phát triển tại đây, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Ông Trần Văn Túy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có cuộc trao đổi cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về những nội dung này.
- Xin ông cho biết Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu gì về phát triển kinh tế, xã hội trong những năm gần đây ?
Ông Trần Văn Túy: Sau 13 năm tái lập tỉnh, điều đáng ghi nhận chính là sự đổi thay và hoàn thiện về hệ thống đường giao thông, hạ tầng cơ sở khiến Bắc Ninh như khoác lên mình một diện mạo mới.
Nằm sát cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội và nổi tiếng là vùng đất trăm nghề, Bắc Ninh đang ngày càng giàu hơn không chỉ nhờ “vốn liếng” từ văn hóa Kinh Bắc, cái nôi của dân ca quan họ, mà còn bởi những kết quả nổi trội trong phát triển kinh tế như đạt mức tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 15,3%; thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.800 USD/năm và vươn lên vị trí thứ 10 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khu vực đồng bắc Bắc Bộ.
Điều quan trọng, Bắc Ninh luôn xác định, phát triển công nghiệp là mục tiêu ưu tiên số 1 trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đồng thời tích cực triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Bắc Ninh đã đạt được kết quả gì trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài?
Ông Trần Văn Túy: Bằng những đãi ngộ, khuyến khích đầu tư đang được triển khai thực hiện, tính đến thời điểm này, Bắc Ninh đã thu hút 435 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký lên tới 3,3 tỷ USD.
Sự xuất hiện của khoảng 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, mà còn tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận cư dân của tỉnh cùng nhiều vùng lân cận.
Bên cạnh những làng nghề truyền thống chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, dệt lụa hay vẽ tranh Đông Hồ, Bắc Ninh cũng đang đi lên từng ngày nhờ các tập đoàn kinh tế đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng điện, điện tử, cơ khí chính xác và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ.
Dự tính năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đạt 32.000 tỷ đồng, vượt xấp xỉ 40% so với kế hoạch năm và tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2009, Bắc Ninh là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc về cải thiện môi trường kinh doanh và kết quả là sự góp mặt ngày càng nhiều hơn của các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển...
Hiện tại, các tập đoàn kinh tế có thương hiệu nổi tiếng thế giới đã xuất hiện ở Bắc Ninh như Canon, Samsung, ABB, Orion hay InStop… Nếu đặt câu hỏi, vì sao Bắc Ninh thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tác nước ngoài đến vậy, chúng tôi lấy ví dụ điển hình như Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (SEV), quá trình phê duyệt, cấp phép đầu tư và xây dựng hạ tầng chỉ kéo dài trong vòng 3 tháng.
Những chiếc điện thoại di động đầu tiên đã được xuất xưởng và tung ra thị trường chỉ sau đó 1 năm và đến nay, hơn 90% sản lượng của SEV được xuất khẩu ra nước ngoài.
- Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2015, Bắc Ninh đã, đang và sẽ làm gì để đạt được điều này, thưa ông?
Ông Trần Văn Túy: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng lực cạnh tranh, bên cạnh việc đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ... theo hướng bền vững và có hiệu quả đang là hướng đi mà Bắc Ninh lựa chọn và nỗ lực thực hiện. Duy trì và phát triển kinh tế làng nghề, sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhất là các ngành thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm... cũng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Ở Bắc Ninh, các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại du lịch, dịch vụ đô thị cung cấp hàng hóa cho Hà Nội và các khu công nghiệp... cũng bắt đầu phát triển và tăng nhanh.
Theo kế hoạch, Bắc Ninh phấn đấu sẽ đạt các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đô thị loại 2 vào năm 2015 và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Trong thời gian tới, Bắc Ninh sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. phấn đấu đạt GDP bình quân 14%/năm, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 16%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 60.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD tương đương 26,2% và thu ngân sách toàn tỉnh đạt khoảng 8.500 tỷ đồng./.
- Xin cảm ơn Chủ tịch!
Sau 1 thập kỷ, Bắc Ninh giờ được nhắc đến nhiều hơn không chỉ nhờ những giá trị phi vật thể, mà còn là địa phương có hạ tầng cơ sở đồng bộ; điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn và thành thị được cải thiện.
Đó là chưa kể, những khu công nghiệp tập trung đang ngày càng phát triển tại đây, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Ông Trần Văn Túy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có cuộc trao đổi cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về những nội dung này.
- Xin ông cho biết Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu gì về phát triển kinh tế, xã hội trong những năm gần đây ?
Ông Trần Văn Túy: Sau 13 năm tái lập tỉnh, điều đáng ghi nhận chính là sự đổi thay và hoàn thiện về hệ thống đường giao thông, hạ tầng cơ sở khiến Bắc Ninh như khoác lên mình một diện mạo mới.
Nằm sát cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội và nổi tiếng là vùng đất trăm nghề, Bắc Ninh đang ngày càng giàu hơn không chỉ nhờ “vốn liếng” từ văn hóa Kinh Bắc, cái nôi của dân ca quan họ, mà còn bởi những kết quả nổi trội trong phát triển kinh tế như đạt mức tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 15,3%; thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.800 USD/năm và vươn lên vị trí thứ 10 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khu vực đồng bắc Bắc Bộ.
Điều quan trọng, Bắc Ninh luôn xác định, phát triển công nghiệp là mục tiêu ưu tiên số 1 trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đồng thời tích cực triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Bắc Ninh đã đạt được kết quả gì trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài?
Ông Trần Văn Túy: Bằng những đãi ngộ, khuyến khích đầu tư đang được triển khai thực hiện, tính đến thời điểm này, Bắc Ninh đã thu hút 435 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký lên tới 3,3 tỷ USD.
Sự xuất hiện của khoảng 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, mà còn tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận cư dân của tỉnh cùng nhiều vùng lân cận.
Bên cạnh những làng nghề truyền thống chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, dệt lụa hay vẽ tranh Đông Hồ, Bắc Ninh cũng đang đi lên từng ngày nhờ các tập đoàn kinh tế đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng điện, điện tử, cơ khí chính xác và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ.
Dự tính năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đạt 32.000 tỷ đồng, vượt xấp xỉ 40% so với kế hoạch năm và tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2009, Bắc Ninh là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc về cải thiện môi trường kinh doanh và kết quả là sự góp mặt ngày càng nhiều hơn của các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển...
Hiện tại, các tập đoàn kinh tế có thương hiệu nổi tiếng thế giới đã xuất hiện ở Bắc Ninh như Canon, Samsung, ABB, Orion hay InStop… Nếu đặt câu hỏi, vì sao Bắc Ninh thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tác nước ngoài đến vậy, chúng tôi lấy ví dụ điển hình như Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (SEV), quá trình phê duyệt, cấp phép đầu tư và xây dựng hạ tầng chỉ kéo dài trong vòng 3 tháng.
Những chiếc điện thoại di động đầu tiên đã được xuất xưởng và tung ra thị trường chỉ sau đó 1 năm và đến nay, hơn 90% sản lượng của SEV được xuất khẩu ra nước ngoài.
- Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2015, Bắc Ninh đã, đang và sẽ làm gì để đạt được điều này, thưa ông?
Ông Trần Văn Túy: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng lực cạnh tranh, bên cạnh việc đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ... theo hướng bền vững và có hiệu quả đang là hướng đi mà Bắc Ninh lựa chọn và nỗ lực thực hiện. Duy trì và phát triển kinh tế làng nghề, sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhất là các ngành thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm... cũng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Ở Bắc Ninh, các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại du lịch, dịch vụ đô thị cung cấp hàng hóa cho Hà Nội và các khu công nghiệp... cũng bắt đầu phát triển và tăng nhanh.
Theo kế hoạch, Bắc Ninh phấn đấu sẽ đạt các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đô thị loại 2 vào năm 2015 và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Trong thời gian tới, Bắc Ninh sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. phấn đấu đạt GDP bình quân 14%/năm, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 16%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 60.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD tương đương 26,2% và thu ngân sách toàn tỉnh đạt khoảng 8.500 tỷ đồng./.
- Xin cảm ơn Chủ tịch!
Thái Hùng-Ngọc Quỳnh (TTXVN/Vietnam+)