Bài 2: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm vì thiếu hấp dẫn

“Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa trên 4.500 doanh nghiệp Nhà nước, kể từ năm 1992 cho đến nay. Tuy nhiên, chất lượng đạt được còn ở mức thấp và nhiều mục tiêu quan trọng chưa đạt được.”
Bài 2: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm vì thiếu hấp dẫn ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

“Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa trên 4.500 doanh nghiệp Nhà nước, kể từ năm 1992 cho đến nay. Tuy nhiên, chất lượng đạt được còn ở mức thấp và nhiều mục tiêu quan trọng chưa đạt được.”

Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu – Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra, sau khi thực hiện Báo cáo Nghiên cứu về cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.


[Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Quyền lực của dòng tiền 'khôn']


“Ông chủ lớn” vẫn là Nhà nước

Từ thực tế, Báo cáo từ Bộ Tài chính công bố, 508 doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2015, song phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa không đạt kế hoạch thoái vốn Nhà nước theo phương án đã được phê duyệt. Cụ thể, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn luôn cao hơn so mức quy định.

Hiện, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa song chủ sở hữu vẫn là Nhà nước và cổ đông là người lao động, thậm chí có những đơn vị cổ phần Nhà nước nắm giữ 99% vốn điều lệ.

Đưa ra kết luận từ nhóm nghiên cứu, ông Phan Đức Trung, Trưởng Ban Cải cách và Phát triển Doanh nghiệp – CIEM chỉ ra, kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chưa ảnh hưởng đáng kể đến tái cơ cấu kinh tế, chưa thực sự thu hút được nhà đầu tư từ bên ngoài, vì vậy tỷ lệ cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp vẫn cao.

Phương án cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 cho thấy, Nhà nước còn khá dè dặt trong việc chuyển đổi sở hữu, cụ thể trong tổng số vốn điều lệ của 508 doanh nghiệp là 197.200 tỷ đồng, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 65%. Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 15,8%, còn lại 2% dành cho người lao động, 0,5% dành cho tổ chức công đoàn và 16,7% để đấu giá công khai cho các nhà đầu tư bên ngoài.

Song sang đến năm 2016 và 9 tháng năm 2017, cả nước có 90 doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hoá, tổng số vốn điều lệ là 52.2500, trong đó Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ gần 49%, nhà đầu tư chiến lược được mua khoảng 31%, còn lại là dành để bán cho người lao động, tổ chức công đoàn và đấu giá công khai. Điều này cho thấy, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng giảm và tương ứng tỷ lệ cổ phần bán ra cho nhà đầu tư chiến lược tăng lên.

Tuy nhiên ông Trung cho hay, tình cảnh “cổ phần hóa” ảm đạm đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả bán cổ phần cho cổ đông chiến lược. Kết quả sau 5 năm triển khai, cổ phần bán được chưa đạt mục tiêu giảm vốn Nhà nước và thu hút đầu tư tư nhân. Thực tế, Nhà nước vẫn nắm giữ 81% vốn. Tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài chỉ đạt 9,5% (so kế hoạch là 16,7%), nhà đầu tư chiến lược đạt 7,3% (so kế hoạch là 15,8%). [Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước]

[Nhiều vướng mắc trong cổ phần hóa hay thoái vốn doanh nghiệp nhà nước]

Thương hiệu lớn cũng chê?

Về lý thuyết, các tập đoàn, tổng công ty quy mô vốn, thị trường và năng lực sản xuất lớn sẽ có sức hấp dẫn, khả năng thu hút nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện cổ phần hoá.

Song con số thống kê cho thấy, 46 tổng công ty được phê duyệt phương án cổ phần hóa giai đoạn 2011 – 2016, có tổng vốn điều lệ của đạt 171.225 tỷ đồng, trong đó tổng vốn Nhà nước nắm giữ 124.835 tỷ đồng (chiếm 73% tổng vốn điều lệ), phê duyệt bán cho cổ  đông chiến lược 28.369 tỷ đồng (chiếm 16.57% tổng vốn điều lệ).

Như vậy, trong số 28.369 tỷ đồng được phê duyệt bán cho nhà đầu tư chiến lược, chỉ có 12.762 tỷ đồng đã bán được, đạt chưa đến 1/2 con số được phê duyệt. Về tỷ lệ bán được cho nhà đầu tư nước ngoài, con số này rất nhỏ chỉ chiếm 8,7% (4/46 tổng công ty), trong đó phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài mua tỷ lệ cổ phần khá thấp (cao nhất 20%).

Ông Trung cho biết, tỷ lệ cổ phần được phê duyệt bán cho nhà đầu tư chiến lược thường nhỏ, đây có thể là một nhân tố làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông này chỉ ra, 6/46 số các phương án phê duyệt (chiếm 13%) có tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược trên 50%, kết quả 5/6 doanh nghiệp đạt kế hoạch (ngoại trừ Tổng công ty Chè Việt Nam). Kết quả này cung cấp một bằng chứng cho thấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược cao thì sẽ dễ thu hút các nhà đầu tư chiến lược hơn.

Bài 2: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm vì thiếu hấp dẫn ảnh 2Dây chuyền sản xuất của Habeco tại nhà máy bia Hà Nội-Mê Linh. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Không nên đặt chỉ tiêu cứng

Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là nhà đầu tư quốc tế có năng lực công nghệ, tài chính vào các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa là chưa đạt hiệu quả. Điều này đi ngược lại với chủ trương, định hướng của Chính phủ khi bắt đầu tiến trình cổ phần hóa.

Bên cạnh những lý do chủ quan, như thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, thị trường chứng khoán giảm sút, sức mua cổ phần thấp, nguồn cung vượt quá năng lực hấp thụ của thị trường. Ông Cung cũng thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân chủ quan không  thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, bao gồm sự hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài, định giá bất hợp lý, bản thân doanh nghiệp không có sức hấp dẫn, thiếu công khai, minh bạch thông tin và những bất cập trong quy trình, phương thức bán cổ phần.

[Hoạt động thoái vốn trên HNX thu về 413,3 tỷ đồng]

Ngoài ra, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh, tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư nội không đủ lớn để trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Nhà nước lớn, trong khi người nước ngoài lại bị giới hạn một số lĩnh vực đầu tư. Thêm vào đó, ông Thành cho rằng, quy định tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà đầu tư chiến lược cũng cần phải đảm bảo công bằng giữa dòng vốn ngoại và trong nước.

Hơn nữa, ông Tony Foster Luật sư điều hành, Freshfields Bruckhaus Deringer LLP chia sẻ, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu ở mức thấp sẽ hạn chế những đóng góp của nhà đầu tư ngoại trong phát triển công ty. Các thương vụ đấu giá cổ phần lần đầu, nhà đầu tư nước ngoài chỉ tham gia 3% - 10%, điều này chỉ có giá trị trong đầu tư tài chính song có hiệu quả về đầu tư chiến lược.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Nhà nước quy định cứng những tiêu chí trong phương án cổ phần hóa tại các doanh nghiệp là thiếu tính thực tiễn. Mỗi doanh nghiệp Nhà nước có ngành nghề, lĩnh vực và tiềm năng kinh doanh khác nhau, do đó không thể “mặc cùng một cái áo may sẵn,” vì vậy Nhà nước chỉ cần xây dựng các trình tự, thủ tục pháp lý thay vì đưa ra các quy định cụ thể.

Đồng tình với quan điểm trên, tiến sỹ Nguyễn Đình Cung đề xuất, Nhà nước cần có quy định về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đồng thời cân nhắc mở rộng tỷ lệ chi phối của nhà đầu tư nước ngoài ra nhiều ngành nghề, lĩnh vực hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhà nước cần linh hoạt trong công tác cổ phần hóa và tìm cổ đông chiến lược với tư duy thị trường thay vì nặng về quản lý./.

Bài 3: Cổ phần hóa - Định giá tài sản bất hợp lý “hàng hót” vẫn ế

Bài 2: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm vì thiếu hấp dẫn ảnh 3
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành phát biểu.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục