Thật khôi hài, khó tin khi bố lại là bà giúp việc. Nhưng chẳng điều gì là không thể, nhất là trong một gia đình có nhiều xung đột như gia đình nhà Daniel và Miranda.
Những hằn học giữa cặp vợ chồng này, những nỗi đau, sự dồn nén cảm xúc mà ba đứa trẻ phải chịu đựng khi chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã… được thể hiện một cách hết sức tinh tế, hài hước nhưng cũng không kém phần chua chát trong tác phẩm “Bố là bà giúp việc” của nữ nhà văn người Anh Anna Fine.
Sau khi ly hôn, Miranda giành được quyền nuôi ba đứa con và quyết định chỉ cho chúng gặp bố hai lần một tuần. Câu chuyện vui nhộn diễn ra khi Daniel, vốn là một diễn viên thất nghiệp, đóng giả phụ nữ, đến nhà vợ cũ xin làm người giúp việc để có điều kiện gần gũi hơn với các con.
Làm sao để có thể qua mặt mẹ Miranda “hắc xì dầu?” Kịch tính được đẩy lên cao khi Miranda nghĩ cách chơi cho Daniel một vố bẽ mặt.
Tình cờ biết được Daniel làm người mẫu khỏa thân cho lớp vẽ của bà hàng xóm, lại nhân dịp họ thiếu phòng học, cô đã đồng ý cho bà hàng xóm mượn nhà làm lớp học một hôm. Ông bố “diễn viên thất nghiệp” sẽ phải xoay sở thế nào đây khi phải đóng đồng thời cả hai vai: bà giúp việc Doubtfire và người mẫu khỏa thân?
Sự va chạm của hai tính cách trái ngược giữa Miranda và Daniel đã tạo nên nỗi bức bối âm ỉ, lâu lâu lại bùng nổ thành những trận đấu khẩu nảy lửa, để rồi người hứng chịu, không ai khác, lại chính là ba đứa trẻ nhỏ.
Mỗi đứa trẻ thể hiện nỗi đau theo một cách khác nhau nhưng lạ lùng nhất, xót xa nhất là Peter. Mỗi lần cha mẹ cãi vã, thằng bé lại ngân nga hát, “tiếng ngân nga yếu ớt không thành giai điệu thể hiện nỗi đau bị kìm nén.”
“Bố là bà giúp việc” là câu chuyện hài hước, dí dỏm nhưng sau mỗi nụ cười lại phảng phất nỗi cay đắng của một gia đình đổ vỡ. Phần đầu “Bố là người giúp việc” là phần của tiếng cười, tiếng cười lên tới cao trào thì rơi vào nước mắt.
Tuy thế, chính những giọt nước mắt ấy mới giải quyết được những xung đột trong gia đình nhỏ này. Những giọt nước mắt của con trẻ đã giúp bố mẹ chúng hiểu ra thói ích kỷ của người lớn.
Bộ phim cùng tên chuyển thể từ tác phẩm này đã lọt vào top 100 phim hài hước nhất thế kỷ XX./.
Những hằn học giữa cặp vợ chồng này, những nỗi đau, sự dồn nén cảm xúc mà ba đứa trẻ phải chịu đựng khi chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã… được thể hiện một cách hết sức tinh tế, hài hước nhưng cũng không kém phần chua chát trong tác phẩm “Bố là bà giúp việc” của nữ nhà văn người Anh Anna Fine.
Sau khi ly hôn, Miranda giành được quyền nuôi ba đứa con và quyết định chỉ cho chúng gặp bố hai lần một tuần. Câu chuyện vui nhộn diễn ra khi Daniel, vốn là một diễn viên thất nghiệp, đóng giả phụ nữ, đến nhà vợ cũ xin làm người giúp việc để có điều kiện gần gũi hơn với các con.
Làm sao để có thể qua mặt mẹ Miranda “hắc xì dầu?” Kịch tính được đẩy lên cao khi Miranda nghĩ cách chơi cho Daniel một vố bẽ mặt.
Tình cờ biết được Daniel làm người mẫu khỏa thân cho lớp vẽ của bà hàng xóm, lại nhân dịp họ thiếu phòng học, cô đã đồng ý cho bà hàng xóm mượn nhà làm lớp học một hôm. Ông bố “diễn viên thất nghiệp” sẽ phải xoay sở thế nào đây khi phải đóng đồng thời cả hai vai: bà giúp việc Doubtfire và người mẫu khỏa thân?
Sự va chạm của hai tính cách trái ngược giữa Miranda và Daniel đã tạo nên nỗi bức bối âm ỉ, lâu lâu lại bùng nổ thành những trận đấu khẩu nảy lửa, để rồi người hứng chịu, không ai khác, lại chính là ba đứa trẻ nhỏ.
Mỗi đứa trẻ thể hiện nỗi đau theo một cách khác nhau nhưng lạ lùng nhất, xót xa nhất là Peter. Mỗi lần cha mẹ cãi vã, thằng bé lại ngân nga hát, “tiếng ngân nga yếu ớt không thành giai điệu thể hiện nỗi đau bị kìm nén.”
“Bố là bà giúp việc” là câu chuyện hài hước, dí dỏm nhưng sau mỗi nụ cười lại phảng phất nỗi cay đắng của một gia đình đổ vỡ. Phần đầu “Bố là người giúp việc” là phần của tiếng cười, tiếng cười lên tới cao trào thì rơi vào nước mắt.
Tuy thế, chính những giọt nước mắt ấy mới giải quyết được những xung đột trong gia đình nhỏ này. Những giọt nước mắt của con trẻ đã giúp bố mẹ chúng hiểu ra thói ích kỷ của người lớn.
Bộ phim cùng tên chuyển thể từ tác phẩm này đã lọt vào top 100 phim hài hước nhất thế kỷ XX./.
Phương Mai (Vietnam+)