Ngày 26/11, trưởng ban thanh tra nhà máy của Chính phủ Bangladesh, ông Habibul Islam cho biết chủ nhà máy dệt may Tazreen Fashion, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn tối 24/11 làm 112 công nhân thiệt mạng, đã xây nhà xưởng cao quá số tầng cho phép.
[Bangladesh: Cháy xưởng may, 121 người thiệt mạng]
Phát biểu với báo giới, ông Islam cho biết nhà máy này chỉ được cấp phép xây dựng 3 tầng, song chủ nhà máy đã xây 9 tầng. Luật pháp Bangladesh không cho phép xây chồng tầng tại bất kỳ nhà máy nào nếu không được sự chấp nhận của Văn phòng Trưởng thanh tra Nhà máy.
Trước đó, chính phủ và cảnh sát đã mở các cuộc điều tra riêng rẽ về vụ hỏa hoạn thương tâm trên.
Những người còn sống sau vụ hỏa hoạn cho biết nhà máy trên được xây dựng từ năm 2009 và không có các lối thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn.
Trong khi đó, chủ nhà máy trên, ông Delwar Hossain khẳng định nhà xưởng của ông đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, đồng thời cho biết thêm rằng đây là lần đầu tiên xảy ra hỏa hoạn tại một trong 7 nhà máy do ông sở hữu.
Từ năm 2006, hàng chục vụ hỏa hoạn ở nhà xưởng đã cướp đi sinh mạng của hơn 600 công nhân trong ngành công nghiệp dệt may đang bùng nổ ở Bangladesh, nhưng không chủ sở hữu nào bị truy tố vì các điều kiện lao động thiếu an toàn.
Cùng ngày, Chính phủ Bangladesh đã tuyên bố ngày 27/11 sẽ tổ chức quốc tang dành cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn trên và vụ sập cầu cùng ngày 24/11 tại thành phố cảng Chittagong, miền Đông Nam làm ít nhất 13 người thiệt mạng, 27 người bị thương.
Chính phủ cũng tuyên bố một ngày nghỉ tại tất cả các nhà máy dệt may trên cả nước vào ngày 27/11.
Quyết định trên được đưa ra tại một cuộc họp nội các thường kỳ, do Thủ tướng Sheikh Hasina chủ trì.
Sau cuộc họp, Thư ký Nội các Musharraf Hossain Bhuiyan cho biết chính phủ đã gửi lời chia buồn tới các gia đình nạn nhân. Ông cho biết thêm trong ngày quốc tang 27/11, cả nước sẽ treo cờ rủ. Buổi lễ cầu nguyện đặc biệt sẽ được mở tại tất cả các ngôi đền, nhà thờ và các nơi cầu nguyện khác trong ngày.
Trong khi đó, hàng nghìn công nhân Bangladesh ngày 26/11 đã phong tỏa các tuyến đường tại một vùng ngoại ô thủ đô Dhaka, ném gạch đá vào các nhà máy và xe cộ, nhằm đòi công lý cho 112 người bị chết trong vụ hỏa hoạn ở nhà máy dệt may nói trên.
Khoảng 200 nhà máy đã phải đóng cửa sau khi làn sóng biểu tình của công nhân bùng nổ ở Savar, khu công nghiệp nơi có nhà máy 9 tầng bị cháy nói trên./.
[Bangladesh: Cháy xưởng may, 121 người thiệt mạng]
Phát biểu với báo giới, ông Islam cho biết nhà máy này chỉ được cấp phép xây dựng 3 tầng, song chủ nhà máy đã xây 9 tầng. Luật pháp Bangladesh không cho phép xây chồng tầng tại bất kỳ nhà máy nào nếu không được sự chấp nhận của Văn phòng Trưởng thanh tra Nhà máy.
Trước đó, chính phủ và cảnh sát đã mở các cuộc điều tra riêng rẽ về vụ hỏa hoạn thương tâm trên.
Những người còn sống sau vụ hỏa hoạn cho biết nhà máy trên được xây dựng từ năm 2009 và không có các lối thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn.
Trong khi đó, chủ nhà máy trên, ông Delwar Hossain khẳng định nhà xưởng của ông đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, đồng thời cho biết thêm rằng đây là lần đầu tiên xảy ra hỏa hoạn tại một trong 7 nhà máy do ông sở hữu.
Từ năm 2006, hàng chục vụ hỏa hoạn ở nhà xưởng đã cướp đi sinh mạng của hơn 600 công nhân trong ngành công nghiệp dệt may đang bùng nổ ở Bangladesh, nhưng không chủ sở hữu nào bị truy tố vì các điều kiện lao động thiếu an toàn.
Cùng ngày, Chính phủ Bangladesh đã tuyên bố ngày 27/11 sẽ tổ chức quốc tang dành cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn trên và vụ sập cầu cùng ngày 24/11 tại thành phố cảng Chittagong, miền Đông Nam làm ít nhất 13 người thiệt mạng, 27 người bị thương.
Chính phủ cũng tuyên bố một ngày nghỉ tại tất cả các nhà máy dệt may trên cả nước vào ngày 27/11.
Quyết định trên được đưa ra tại một cuộc họp nội các thường kỳ, do Thủ tướng Sheikh Hasina chủ trì.
Sau cuộc họp, Thư ký Nội các Musharraf Hossain Bhuiyan cho biết chính phủ đã gửi lời chia buồn tới các gia đình nạn nhân. Ông cho biết thêm trong ngày quốc tang 27/11, cả nước sẽ treo cờ rủ. Buổi lễ cầu nguyện đặc biệt sẽ được mở tại tất cả các ngôi đền, nhà thờ và các nơi cầu nguyện khác trong ngày.
Trong khi đó, hàng nghìn công nhân Bangladesh ngày 26/11 đã phong tỏa các tuyến đường tại một vùng ngoại ô thủ đô Dhaka, ném gạch đá vào các nhà máy và xe cộ, nhằm đòi công lý cho 112 người bị chết trong vụ hỏa hoạn ở nhà máy dệt may nói trên.
Khoảng 200 nhà máy đã phải đóng cửa sau khi làn sóng biểu tình của công nhân bùng nổ ở Savar, khu công nghiệp nơi có nhà máy 9 tầng bị cháy nói trên./.
(TTXVN)