Hồi 19 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ khoảng 290km về phía Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây, sau đó có khả năng đổi hướng về phía Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Đến 19 giờ ngày 23/06, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 19 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,9 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km/giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật trên cấp 6; một số nơi có gió mạnh hơn như Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh 16m/ iây (cấp 7); đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 17m/giây (cấp 7); giật 23m/giây (cấp 9); ở Văn Lý (Nam Định) có gió giật 17m/giây (cấp 7); Hòn Ngư (Nghệ An) có gió giật mạnh 18m/giây (cấp 8). Biển động rất mạnh. Ở các tỉnh Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Ngoài ra do ảnh hưởng của đới gió tây nam có cường độ mạnh nên khu vực quần đảo Hoàng Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy./.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây, sau đó có khả năng đổi hướng về phía Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Đến 19 giờ ngày 23/06, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 19 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,9 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km/giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật trên cấp 6; một số nơi có gió mạnh hơn như Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh 16m/ iây (cấp 7); đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 17m/giây (cấp 7); giật 23m/giây (cấp 9); ở Văn Lý (Nam Định) có gió giật 17m/giây (cấp 7); Hòn Ngư (Nghệ An) có gió giật mạnh 18m/giây (cấp 8). Biển động rất mạnh. Ở các tỉnh Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Ngoài ra do ảnh hưởng của đới gió tây nam có cường độ mạnh nên khu vực quần đảo Hoàng Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy./.
(TTXVN)