Chính phủ Malaysia đang lo ngại về tỷ lệ tự tử gia tăng tại nước này, với hơn 1.000 người đã từ chối cuộc sống của mình chỉ trong vòng ba năm.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Liow Tiong Lai cho biết tỷ lệ các vụ tự tử từ 2007 đến 2010 là 1,3/100.000 người. Tuy nhiên, con số này nó có thể cao hơn vì số liệu về các vụ tự tử thu thập được là thông qua các cuộc khám nghiệm tử thi nhưng có thể còn nhiều vụ tự tử không được báo cáo.
Liow cho biết điều đáng báo động là trong số 1.156 người tự tử trong thời gian ba năm này đa số ở độ tuổi lao động, từ 24 đến 44 tuổi.
Theo thống kê của Malaysia, số vụ tử tử xảy ra nhiều nhất rơi vào cộng đồng người Hoa chiếm 48%, tiếp theo là Ấn Độ (21%), Mã Lai (18%) và các chủng tộc khác (13%). Trong khi đó, số lượng đàn ông nước này tự tử nhiều hơn phụ nữ với tỷ lệ 3:1.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết tỷ lệ tự tử của nước này vẫn thấp hơn mức trung bình 16/100.000 người trên toàn cầu.
Lo ngại trước tình trạng gia tăng các vụ tự tử, Chính phủ ở Malaysia đã quyết định khởi động “Kế hoạch hành động chiến lược quốc gia năm năm phòng chống tự tử” bắt đầu từ năm nay.
Liow Tiong Lai cho biết một phần của kế hoạch là thay đổi tuyến điều trị sức khỏe tâm thần. Theo đó, từ việc điều trị hoàn toàn được thể chế hoá trong các bệnh viện sẽ mở rộng ra nhiều trung tâm cộng đồng và được thực hiện tại các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng.
Ông nói: “Bằng cách đưa chăm sóc sức khỏe tâm thần đến phòng khám, Chính phủ Malaysia luôn tuân theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới rằng công chúng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ cho bệnh nhân tâm thần.”
Mục tiêu ban đầu của Malaysia là thiết lập một trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng ở mỗi tiểu bang trong năm nay, tiếp theo là tăng tỷ lệ bác sỹ tâm thân trên đầu người gấp 3 lần tỷ lệ 1/150.000 hiện nay./.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Liow Tiong Lai cho biết tỷ lệ các vụ tự tử từ 2007 đến 2010 là 1,3/100.000 người. Tuy nhiên, con số này nó có thể cao hơn vì số liệu về các vụ tự tử thu thập được là thông qua các cuộc khám nghiệm tử thi nhưng có thể còn nhiều vụ tự tử không được báo cáo.
Liow cho biết điều đáng báo động là trong số 1.156 người tự tử trong thời gian ba năm này đa số ở độ tuổi lao động, từ 24 đến 44 tuổi.
Theo thống kê của Malaysia, số vụ tử tử xảy ra nhiều nhất rơi vào cộng đồng người Hoa chiếm 48%, tiếp theo là Ấn Độ (21%), Mã Lai (18%) và các chủng tộc khác (13%). Trong khi đó, số lượng đàn ông nước này tự tử nhiều hơn phụ nữ với tỷ lệ 3:1.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết tỷ lệ tự tử của nước này vẫn thấp hơn mức trung bình 16/100.000 người trên toàn cầu.
Lo ngại trước tình trạng gia tăng các vụ tự tử, Chính phủ ở Malaysia đã quyết định khởi động “Kế hoạch hành động chiến lược quốc gia năm năm phòng chống tự tử” bắt đầu từ năm nay.
Liow Tiong Lai cho biết một phần của kế hoạch là thay đổi tuyến điều trị sức khỏe tâm thần. Theo đó, từ việc điều trị hoàn toàn được thể chế hoá trong các bệnh viện sẽ mở rộng ra nhiều trung tâm cộng đồng và được thực hiện tại các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng.
Ông nói: “Bằng cách đưa chăm sóc sức khỏe tâm thần đến phòng khám, Chính phủ Malaysia luôn tuân theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới rằng công chúng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ cho bệnh nhân tâm thần.”
Mục tiêu ban đầu của Malaysia là thiết lập một trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng ở mỗi tiểu bang trong năm nay, tiếp theo là tăng tỷ lệ bác sỹ tâm thân trên đầu người gấp 3 lần tỷ lệ 1/150.000 hiện nay./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)