Báo động về tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở châu Á

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính đã tăng lên mức đáng báo động ở hầu hết các nước châu Á, ngoại trừ Hàn Quốc.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính đã tăng lên mức đáng báo động ở hầu hết các nước châu Á, ngoại trừ Hàn Quốc.

Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) đã lên tiếng báo động tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng do tâm lý trọng nam ở các nước thuộc châu lục này.

Các nghiên cứu thực địa của UNFPA công bố ngày 18/1 cho biết trước đây, tại nhiều khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, thường xuyên xảy ra sự mất cân bằng giới tính cao, trong đó tỷ lệ trẻ sơ sinh nam so với trẻ sơ sinh nữ thường ở mức 104/106. Nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã bị đảo ngược.

Theo tập quán trọng con trai, ở nhiều nước châu Á không chỉ con đầu và con thứ 2 mà ngay cả con thứ 3 và thứ 4 cũng bị lựa chọn giới tính trước.

Ở Nepal, cộng đồng có tỷ lệ bình đẳng giới tính thấp nhất hiện đang mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

Tại 14 nước Trung Á, Đông Nam Á và Nam Á bị tác động lớn nhất bởi tình trạng mất cân bằng giới tính, tỷ lệ “trẻ em gái mất tích” chiếm khoảng 20% trên thế giới và ước tính 39 triệu người ở độ tuổi dưới 20 đã mất tích sau khi được sinh ra do không được chăm sóc đầy đủ gây tử vong do suy dinh dưỡng, hủ tục giết trẻ sơ sinh và nhiều nguyên nhân khác.

UNFPA ước tính có tới 271.000 trẻ em gái đã mất tích sau khi được sinh ra ở Ấn Độ.

Nghiên cứu của UNFPA nhấn mạnh, do những tiến bộ trong kỹ thuật lựa chọn giới tính và xu hướng quy mô gia đình nhỏ hơn, trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao đột xuất lên tới 130 bé trai/100 bé gái ở nhiều nước, đặc biệt ở Ácmênia (175/100), đã khiến các chính phủ, các nhà dân số học và các tổ chức nhân quyền không khỏi quan ngại.

Mất cân bằng giới tính cao cho thấy hiện trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng ở mỗi nước cần được các chính phủ giải quyết khẩn cấp thông qua các chính sách đẩy nhanh tiến trình trao quyền cho phụ nữ và cải thiện lương hưu để các cha mẹ không còn tư tưởng trông chờ vào con trai hỗ trợ kinh tế lúc tuổi già.

Hậu quả lâu dài của mất cân bằng giới tính trong dân số hiện nay vẫn chưa rõ ràng mặc dù nhiều nước có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao sẽ phải trải qua những hạn chế hôn nhân đối với nam giới độ tuổi 20-30 tuổi và họ ngày càng khó tìm được người bạn đời.

UNFPA lo ngại hiện tượng này lan rộng đến các khu vực khác như Đông Âu. Nhiều nước bị tác động nặng nề của mất cân bằng giới tính đang phải trải qua những biến động lớn về kinh tế, chính trị, thể chế và văn hoá xã hội.

Sự chuyển tiếp dân số trong độ tuổi sinh sản cùng với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh và tình trạng thiếu lao động đang tăng lên sẽ tiếp tục tác động đến tâm lý trọng con trai.

UNFPA kêu gọi các nước đẩy nhanh các nghiên cứu có thể tạo ra các động lực đảo ngược xu thế đang lan rộng này nhằm tìm các giải pháp ngăn chặn trong tương lai./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục