Liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản dự án đất của báo Thanh Niên, ngày 17/11, Cơ quan cảnh sát điều tra, công an thành phố Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với hai bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai bị can là Nguyễn Hồng Hạnh (sinh năm 1968, trú tại 69 tổ 9 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) và Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1969, trú tại 226 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa).
Cùng ngày cơ quan công an đã tiến hành lệnh khám xét khẩn cấp tại nhà riêng của hai bị can này.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, các bị can trên không có nhà đất nhưng đã nại ra có nhà đất để nhận tiền đền bù của báo Thanh Niên. Cụ thể, bị can Nguyễn Hồng Hạnh đã kê khai khống để nhận 502 triệu đồng tiền đền bù và xây dựng dựng trái phép nhà ở có diện tích trên 180m2 trên đất của báo Thanh Niên. Cũng với thủ đoạn này, bị can Nguyễn Thị Minh chiếm đoạt 465 triệu đồng tiền đền bù và 50m2 đất.
Trong vụ án này, trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam ba bị can khác gồm Ngô Văn Quảng, 42 tuổi, nguyên cán bộ Công an Hà Nội; Lê Thu Hà, 40 tuổi, trú ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình và Đặng Thành Công, 34 tuổi, trú ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, nguyên giám Giám đốc Công ty Cổ phần An Đạt Phát.
Theo xác định cơ quan cảnh sát điều tra, Năm 1999, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định cấp cho báo Thanh Niên 3.700m2 đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ - phóng viên và làm đường công cộng (2000m2 làm đường), đồng thời cho thuê 171,5m2 khác để xây dựng nhà khách và trung tâm truyền số liệu (thuộc địa bàn phường Ô Chợ Dừa và phường Quang Trung, quận Đống Đa).
Thực hiện quyết định này, Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và sau đó, bằng tiền huy động đóng góp vào dự án của cán bộ, phóng viên tại tòa soạn Hà Nội, báo Thanh Niên đã trả tiền đền bù hoa màu cho Hợp tác xã Minh Khai (đơn vị có quyền sử dụng khu đất trước đó) cũng như nộp tiền chuyển quyền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, sau đó nhiều hộ dân khu vực lân cận đã lợi dụng đêm tối lấn chiếm đất và xây dựng nhà tạm trái phép. Chính quyền địa phương đã hàng chục lần lần cưỡng chế, phá dỡ các công trình xây dựng trái phép, nhưng khi lực lượng chức năng rút đi thì tình hình lại tiếp tục diễn biến phức tạp, đối tượng cầm đầu được xác định là Ngô Văn Quảng.
Đến năm 2005, Quảng tự nhận là đại diện cho các hộ dân đang sử dụng trái phép đất của báo Thanh Niên rồi đứng ra đàm phán về phương án giải phóng mặt bằng khu đất. Sau đó, Quảng câu kết với một số đối tượng lập khống danh sách các hộ dân để được chi trả tiền đền bù và chiếm đoạt của báo Thanh Niên gần 17 tỷ đồng./.
Hai bị can là Nguyễn Hồng Hạnh (sinh năm 1968, trú tại 69 tổ 9 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) và Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1969, trú tại 226 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa).
Cùng ngày cơ quan công an đã tiến hành lệnh khám xét khẩn cấp tại nhà riêng của hai bị can này.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, các bị can trên không có nhà đất nhưng đã nại ra có nhà đất để nhận tiền đền bù của báo Thanh Niên. Cụ thể, bị can Nguyễn Hồng Hạnh đã kê khai khống để nhận 502 triệu đồng tiền đền bù và xây dựng dựng trái phép nhà ở có diện tích trên 180m2 trên đất của báo Thanh Niên. Cũng với thủ đoạn này, bị can Nguyễn Thị Minh chiếm đoạt 465 triệu đồng tiền đền bù và 50m2 đất.
Trong vụ án này, trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam ba bị can khác gồm Ngô Văn Quảng, 42 tuổi, nguyên cán bộ Công an Hà Nội; Lê Thu Hà, 40 tuổi, trú ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình và Đặng Thành Công, 34 tuổi, trú ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, nguyên giám Giám đốc Công ty Cổ phần An Đạt Phát.
Theo xác định cơ quan cảnh sát điều tra, Năm 1999, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định cấp cho báo Thanh Niên 3.700m2 đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ - phóng viên và làm đường công cộng (2000m2 làm đường), đồng thời cho thuê 171,5m2 khác để xây dựng nhà khách và trung tâm truyền số liệu (thuộc địa bàn phường Ô Chợ Dừa và phường Quang Trung, quận Đống Đa).
Thực hiện quyết định này, Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và sau đó, bằng tiền huy động đóng góp vào dự án của cán bộ, phóng viên tại tòa soạn Hà Nội, báo Thanh Niên đã trả tiền đền bù hoa màu cho Hợp tác xã Minh Khai (đơn vị có quyền sử dụng khu đất trước đó) cũng như nộp tiền chuyển quyền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, sau đó nhiều hộ dân khu vực lân cận đã lợi dụng đêm tối lấn chiếm đất và xây dựng nhà tạm trái phép. Chính quyền địa phương đã hàng chục lần lần cưỡng chế, phá dỡ các công trình xây dựng trái phép, nhưng khi lực lượng chức năng rút đi thì tình hình lại tiếp tục diễn biến phức tạp, đối tượng cầm đầu được xác định là Ngô Văn Quảng.
Đến năm 2005, Quảng tự nhận là đại diện cho các hộ dân đang sử dụng trái phép đất của báo Thanh Niên rồi đứng ra đàm phán về phương án giải phóng mặt bằng khu đất. Sau đó, Quảng câu kết với một số đối tượng lập khống danh sách các hộ dân để được chi trả tiền đền bù và chiếm đoạt của báo Thanh Niên gần 17 tỷ đồng./.
P.A (TTXVN/Vietnam+)