Khu vực Tây Nguyên đã xây dựng được 7 mô hình quản lý rừng bền vững, trong đó các tổ chức quốc tế hỗ trợ 3 mô hình, còn lại 4 mô hình do các địa phương chủ động đầu tư triển khai thực hiện.
Tại tỉnh Gia Lai có 2 mô hình (Công ty Sơ Pai và Công ty Hà Nừng), tỉnh Đắk Lắk có 2 mô hình (Công ty Krông Bông và Công ty M'Đrăk), tỉnh Đắk Nông có 2 mô hình (Công ty Đại Thành và Công ty Đăk N'Tao), tỉnh Kon Tum có 1 mô hình (Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô).
Các mô hình quản lý rừng bền vững đang được triển khai thí điểm trên các địa bàn khu vực Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 120.000ha; trong đó diện tích có rừng 106.000ha, đất trống đồi trọc 9.500ha và đất khác gần 3.000ha.
[Thống nhất 5 giải pháp để bảo vệ rừng Tây Nguyên]
Các doanh nghiệp đã xây dựng phương án kinh doanh bằng việc khai thác gỗ đúng kỹ thuật và khoa học, đảm bảo vốn rừng không bị mất đi mà ngày càng phát triển bền vững.
Đối với các vùng đất trống đồi trọc, đất dốc thì các đơn vị đưa vào trồng các loại cây rừng trên cơ sở gắn liền với cuộc sống của người dân trong vùng.
Thực tế, qua thời gian làm thí điểm, tình trạng xung đột giữa người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với các doanh nghiệp đã được hạn chế. Thêm vào đó, diện tích rừng được quản lý tốt hơn, tình trạng khai thác và xâm lấn đất trái phép giảm.
Các chủ rừng cũng đã chủ động được một số hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (lấy khai thác rừng để nuôi lại rừng). Hiệu quả kinh doanh, thu nhập của người dân được trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng từng bước được tăng cao; một số cơ sở hạ tầng như trường học, nhà văn hóa, nhà rông... ở các buôn làng dân tộc được đầu tư xây dựng./.
Tại tỉnh Gia Lai có 2 mô hình (Công ty Sơ Pai và Công ty Hà Nừng), tỉnh Đắk Lắk có 2 mô hình (Công ty Krông Bông và Công ty M'Đrăk), tỉnh Đắk Nông có 2 mô hình (Công ty Đại Thành và Công ty Đăk N'Tao), tỉnh Kon Tum có 1 mô hình (Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô).
Các mô hình quản lý rừng bền vững đang được triển khai thí điểm trên các địa bàn khu vực Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 120.000ha; trong đó diện tích có rừng 106.000ha, đất trống đồi trọc 9.500ha và đất khác gần 3.000ha.
[Thống nhất 5 giải pháp để bảo vệ rừng Tây Nguyên]
Các doanh nghiệp đã xây dựng phương án kinh doanh bằng việc khai thác gỗ đúng kỹ thuật và khoa học, đảm bảo vốn rừng không bị mất đi mà ngày càng phát triển bền vững.
Đối với các vùng đất trống đồi trọc, đất dốc thì các đơn vị đưa vào trồng các loại cây rừng trên cơ sở gắn liền với cuộc sống của người dân trong vùng.
Thực tế, qua thời gian làm thí điểm, tình trạng xung đột giữa người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với các doanh nghiệp đã được hạn chế. Thêm vào đó, diện tích rừng được quản lý tốt hơn, tình trạng khai thác và xâm lấn đất trái phép giảm.
Các chủ rừng cũng đã chủ động được một số hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (lấy khai thác rừng để nuôi lại rừng). Hiệu quả kinh doanh, thu nhập của người dân được trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng từng bước được tăng cao; một số cơ sở hạ tầng như trường học, nhà văn hóa, nhà rông... ở các buôn làng dân tộc được đầu tư xây dựng./.
Văn Thông (TTXVN)