Chủ tịch Tập đoàn Berli Jucker (BJC) Aswin Techajaroenvikul ngày 29/8 thông báo tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan này đang thực hiện các kế hoạch mới nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ ở Việt Nam với một hợp đồng trị giá từ 1 tỷ đến 3 tỷ bạt (tương đương 30 triệu USD).
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn phát biểu của Chủ tịch Aswin cho biết là một công ty sản xuất và buôn bán có bề dày kinh nghiệm hơn 100 năm, BJC đóng một vai trò lớn trong việc cung ứng hàng hóa.
Nếu ký được hợp đồng với một tập đoàn bán lẻ ở Việt Nam, BJC sẽ mở rộng mạng lưới cung ứng lên 200.000 cửa hàng trên khắp Việt Nam so với 50.000 cửa hàng như hiện nay. Ngoài ra, doanh số hàng tiêu dùng hàng năm của tập đoàn tại Việt Nam dự kiến có thể sẽ tăng 150%, đạt 5 tỷ bạt.
Cũng theo ông Aswin, hiện có rất nhiều cơ hội trong việc phát triển bán hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Nếu thỏa thuận được ký kết, BJC sẽ là nhà cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, một bước tiến quan trọng để chuẩn bị cho việc mở rộng hệ thống bán lẻ của tập đoàn trên khắp các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đây không phải lần đầu tiên ban lãnh đạo BJC chủ trương đẩy mạnh các nỗ lực tham gia thị trường bán lẻ sau những thất bại trong việc thu nạp hệ thống cửa hàng bán lẻ của Carrefour Hypermarkets và Family Mart trong những năm qua.
Các nhà phân tích đánh giá việc thâm nhập thị trường Việt Nam phù hợp với chính sách cải thiện hiệu quả kinh doanh của BJC. Tập đoàn này hiện sử hữu một nhà máy sản xuất kính xây dựng và một nhà máy giấy vệ sinh tại Việt Nam, với một lực lượng bán hàng đông đảo. Mặc dù họ chưa giành được cổ phần trong hệ thống cửa hàng bán lẻ Family Mart tại Thái Lan, nhưng BJC vẫn được xem là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp bán lẻ, với hơn 50.000 người. Doanh thu hàng năm của BJC vào khoảng 10 tỷ bạt, trong đó 90% là từ các thương hiệu riêng của công ty./.
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn phát biểu của Chủ tịch Aswin cho biết là một công ty sản xuất và buôn bán có bề dày kinh nghiệm hơn 100 năm, BJC đóng một vai trò lớn trong việc cung ứng hàng hóa.
Nếu ký được hợp đồng với một tập đoàn bán lẻ ở Việt Nam, BJC sẽ mở rộng mạng lưới cung ứng lên 200.000 cửa hàng trên khắp Việt Nam so với 50.000 cửa hàng như hiện nay. Ngoài ra, doanh số hàng tiêu dùng hàng năm của tập đoàn tại Việt Nam dự kiến có thể sẽ tăng 150%, đạt 5 tỷ bạt.
Cũng theo ông Aswin, hiện có rất nhiều cơ hội trong việc phát triển bán hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Nếu thỏa thuận được ký kết, BJC sẽ là nhà cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, một bước tiến quan trọng để chuẩn bị cho việc mở rộng hệ thống bán lẻ của tập đoàn trên khắp các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đây không phải lần đầu tiên ban lãnh đạo BJC chủ trương đẩy mạnh các nỗ lực tham gia thị trường bán lẻ sau những thất bại trong việc thu nạp hệ thống cửa hàng bán lẻ của Carrefour Hypermarkets và Family Mart trong những năm qua.
Các nhà phân tích đánh giá việc thâm nhập thị trường Việt Nam phù hợp với chính sách cải thiện hiệu quả kinh doanh của BJC. Tập đoàn này hiện sử hữu một nhà máy sản xuất kính xây dựng và một nhà máy giấy vệ sinh tại Việt Nam, với một lực lượng bán hàng đông đảo. Mặc dù họ chưa giành được cổ phần trong hệ thống cửa hàng bán lẻ Family Mart tại Thái Lan, nhưng BJC vẫn được xem là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp bán lẻ, với hơn 50.000 người. Doanh thu hàng năm của BJC vào khoảng 10 tỷ bạt, trong đó 90% là từ các thương hiệu riêng của công ty./.
(TTXVN)