Ngày 17/2, khoảng 5.000 người Bỉ, chủ yếu là thanh niên và sinh viên, đã biểu tình tuần hành tại nhiều thành phố lớn ở nước này đòi chấm dứt tình trạng đất nước không có chính phủ kéo dài từ hơn 8 tháng qua.
Các cuộc biểu tình tuần hành, đã đặc biệt diễn ra rầm rộ ở thủ đô Bruxelles và một số thành phố lớn như Ghent, Liège, Leuven... đòi đoàn kết thống nhất giữa các cộng đồng người Bỉ nhằm chấm dứt tình trạng đất nước vô chính phủ kéo dài 249 ngày qua kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội ngày 13/6/2010.
Từ đó đến nay, nhiều cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên minh giữa các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp đã được tiến hành, nhưng liên tiếp đổ vỡ và chưa đi đến kết quả do hai bên chưa dàn xếp được những bất đồng kéo dài lâu nay về sửa đổi Hiến pháp và phân quyền nhiều hơn cho các vùng ở Bỉ.
Bế tắc chính trị kéo dài tại nước này đang có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh tế, vốn đang trong tình trạng khó khăn và đến hình ảnh của đất nước trong vai trò một trung tâm ở châu Âu.
Trước nguy cơ những diễn biến phức tạp khi tình trạng "vô chính phủ" tính đến ngày 17/2 đã kéo dài đến 249 ngày, mức kỷ lục ở châu Âu, ngày 16/2, Nhà Vua Bỉ Albert II đã chỉ thị cho nhà trung gian hòa giải Didier Reynders trong thời gian hai tuần tới phải nỗ lực khai thông thế bế tắc trong suốt 8 tháng qua, cũng như thuyết phục các chính đảng có chân trong Quốc hội trở lại bàn đàm phán thành lập một chính phủ liên minh mới.
Trước đó, nhà trung gian hòa giải, cựu Thủ tướng Bỉ Johan Vande Lanotte đã rút khỏi sứ mệnh "trung gian hòa giải" khi không thuyết phục được 7 chính đảng có chân trong Quốc hội trở lại bàn đàm phán nhằm thành lập chính phủ liên minh mới./.
Các cuộc biểu tình tuần hành, đã đặc biệt diễn ra rầm rộ ở thủ đô Bruxelles và một số thành phố lớn như Ghent, Liège, Leuven... đòi đoàn kết thống nhất giữa các cộng đồng người Bỉ nhằm chấm dứt tình trạng đất nước vô chính phủ kéo dài 249 ngày qua kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội ngày 13/6/2010.
Từ đó đến nay, nhiều cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên minh giữa các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp đã được tiến hành, nhưng liên tiếp đổ vỡ và chưa đi đến kết quả do hai bên chưa dàn xếp được những bất đồng kéo dài lâu nay về sửa đổi Hiến pháp và phân quyền nhiều hơn cho các vùng ở Bỉ.
Bế tắc chính trị kéo dài tại nước này đang có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh tế, vốn đang trong tình trạng khó khăn và đến hình ảnh của đất nước trong vai trò một trung tâm ở châu Âu.
Trước nguy cơ những diễn biến phức tạp khi tình trạng "vô chính phủ" tính đến ngày 17/2 đã kéo dài đến 249 ngày, mức kỷ lục ở châu Âu, ngày 16/2, Nhà Vua Bỉ Albert II đã chỉ thị cho nhà trung gian hòa giải Didier Reynders trong thời gian hai tuần tới phải nỗ lực khai thông thế bế tắc trong suốt 8 tháng qua, cũng như thuyết phục các chính đảng có chân trong Quốc hội trở lại bàn đàm phán thành lập một chính phủ liên minh mới.
Trước đó, nhà trung gian hòa giải, cựu Thủ tướng Bỉ Johan Vande Lanotte đã rút khỏi sứ mệnh "trung gian hòa giải" khi không thuyết phục được 7 chính đảng có chân trong Quốc hội trở lại bàn đàm phán nhằm thành lập chính phủ liên minh mới./.
(TTXVN/Vietnam+)