Ngày 24/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã có cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã trả lời về những vấn đề mà người dân và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Giải đáp băn khoăn của độc giả xung quanh nội dung công tác hộ tịch hiện nay đang bị chồng chéo và khó quản lý, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đồng tình cho rằng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập, kéo theo sự dịch chuyển lớn dân cư từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài.
Bộ trưởng cho biết Nghị định số 158 về đăng ký và quản lý hộ tịch đã có sự phân cấp nhiều loại việc đăng ký hộ tịch trước đây thực hiện ở cấp tỉnh, cấp huyện tập trung cho cấp xã, nhưng việc đăng ký hộ tịch hiện tại vẫn đang được thực hiện ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Vì thế dữ liệu về hộ tịch được lưu giữ rất tản mát, hơn nữa, việc quản lý các dữ liệu hộ tịch cơ bản là bằng văn bản giấy; cán bộ Hộ tịch thì thiếu về số lượng, chưa được chuyên nghiệp hoá, lại thường xuyên biến động, gần 1/3 chưa được đào tạo Luật...
Bộ Tư pháp đã đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này, như việc phân cấp các việc đăng ký hộ tịch về cấp xã, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch, tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ...
Để giải quyết cơ bản, triệt để vấn đề này, Bộ Tư pháp đã đề xuất, được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận và hiện đã soạn thảo trình Chính phủ Dự án Luật Hộ tịch với những nội dung mang tính cải cách như xây dựng mô hình đăng ký hộ tịch một cấp (tại cấp xã); cấp số định danh công dân khi đăng ký khai sinh; tin học hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch; xây dựng chức danh Hộ tịch viên chuyên trách….
Nếu được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận, tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết căn bản- Bộ trưởng khẳng định.
Trước thực tế thủ tục chứng thực chữ ký cá nhân trong việc áp dụng cơ chế hành chính một cửa, một cửa liên thông đang có nhiều vướng mắc, mâu thuẫn, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một bước cải cách quan trọng, hiệu quả, tích cực. Tuy nhiên, qua công tác quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp đã nắm được một số vướng mắc về vấn đề này. Khi áp dụng cơ chế này vào giải quyết một số loại việc cụ thể, trong đó có việc chứng thực chữ ký cũng có vướng mắc.
Theo quy định của pháp luật về chứng thực thì người có yêu cầu chứng thực chữ ký phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trong khi đó những người có thẩm quyền thực hiện chứng thực (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện) lại không thuộc diện phải trực ở bộ phận một cửa để trực tiếp chứng nhận chữ ký của người yêu cầu chứng nhận. Do đó, có tình trạng mỗi địa phương làm một cách. Điều đó dẫn đến trong thực tế nhiều trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực (chứng thực gián tiếp). Như thế là không phù hợp với bản chất chứng thực, dễ tạo kẽ hở vi phạm pháp luật.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng cho biết Bộ Tư pháp đã có Công văn hướng dẫn tạm thời việc thực hiện chứng thực chữ ký theo cơ chế một cửa như sau: cán bộ làm công tác tại bộ phận một cửa tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu chứng thực chữ ký và hẹn thời điểm trả kết quả. Tại thời điểm trả kết quả, người yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ trực tiếp ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Cụ thể, cán bộ trực hẹn người dân đến ký trước mặt Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
Băn khoăn của độc giả về tính khả thi trong quy hoạch công chứng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định quy hoạch và thực hiện quy hoạch công chứng thực hiện hoàn toàn khả thi. Công chứng là một nghề đặc thù, vì công chứng viên phải chịu trách nhiệm vô hạn, suốt đời đối với những giao dịch đã được công chứng. Vì vậy, doanh nghiệp, các tổ chức hành nghề công chứng không thể thành lập và giải thể một cách tự phát, tràn lan mà phải bảo đảm tính ổn định, liên tục nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng nhấn mạnh nhất định việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng phải theo quy hoạch, được phân bố hợp lý, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội và địa bàn dân cư, đặc biệt là trong bối cảnh hoạt động công chứng đã được xã hội hóa.
Với ý nghĩa như vậy, quy hoạch không phải là để tạo cơ chế xin-cho hay gây khó khăn cho người dân. Hiện nay, dự thảo Quy hoạch phát triển tổng thể tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, quy hoạch này sẽ có giá trị bắt buộc, việc thành lập các Văn phòng công chứng không được vượt quá số lượng đã được phê duyệt. Để ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong việc cho phép thành lập các văn phòng công chứng khi số hồ sơ xin thành lập lớn hơn số lượng theo quy hoạch, Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn chỉ đạo các địa phương cần phải xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm để xem xét việc cho phép thành lập các tổ chức hành nghề công chứng một cách công khai, minh bạch.
Trước hiện tượng tại một số địa phương khi bán đấu giá quyền sử dụng đất đã có dấu hiệu tiêu cực, làm thất thoát tài sản của nhà nước, Bộ trưởng cho biết năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17 quy định rõ về việc bán đấu giá các tài sản, nhất là tài sản công, trong đó có quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết trong quá trình thực hiện Nghị định số 17 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như đội ngũ đấu giá viên còn mỏng, nhiều trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất tại địa bàn cấp huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn chưa kịp thời; một số văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định còn chưa được ban hành.
Để khắc phục, Bộ Tư pháp chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giải pháp phát triển, tăng cường đội ngũ đấu giá viên, phát triển doanh nghiệp bán đấu giá, củng cố Trung tâm bán đấu giá để thành một hệ thống hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Nội dung cuộc trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã giải đáp sự quan tâm của nhân dân đối với các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp như công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các vấn đề nóng trong dư luận hiện nay như có nên công nhận hôn nhân đồng tính; việc thi hành án; bán đấu giá quyền sử dụng đất…/.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã trả lời về những vấn đề mà người dân và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Giải đáp băn khoăn của độc giả xung quanh nội dung công tác hộ tịch hiện nay đang bị chồng chéo và khó quản lý, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đồng tình cho rằng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập, kéo theo sự dịch chuyển lớn dân cư từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài.
Bộ trưởng cho biết Nghị định số 158 về đăng ký và quản lý hộ tịch đã có sự phân cấp nhiều loại việc đăng ký hộ tịch trước đây thực hiện ở cấp tỉnh, cấp huyện tập trung cho cấp xã, nhưng việc đăng ký hộ tịch hiện tại vẫn đang được thực hiện ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Vì thế dữ liệu về hộ tịch được lưu giữ rất tản mát, hơn nữa, việc quản lý các dữ liệu hộ tịch cơ bản là bằng văn bản giấy; cán bộ Hộ tịch thì thiếu về số lượng, chưa được chuyên nghiệp hoá, lại thường xuyên biến động, gần 1/3 chưa được đào tạo Luật...
Bộ Tư pháp đã đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này, như việc phân cấp các việc đăng ký hộ tịch về cấp xã, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch, tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ...
Để giải quyết cơ bản, triệt để vấn đề này, Bộ Tư pháp đã đề xuất, được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận và hiện đã soạn thảo trình Chính phủ Dự án Luật Hộ tịch với những nội dung mang tính cải cách như xây dựng mô hình đăng ký hộ tịch một cấp (tại cấp xã); cấp số định danh công dân khi đăng ký khai sinh; tin học hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch; xây dựng chức danh Hộ tịch viên chuyên trách….
Nếu được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận, tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết căn bản- Bộ trưởng khẳng định.
Trước thực tế thủ tục chứng thực chữ ký cá nhân trong việc áp dụng cơ chế hành chính một cửa, một cửa liên thông đang có nhiều vướng mắc, mâu thuẫn, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một bước cải cách quan trọng, hiệu quả, tích cực. Tuy nhiên, qua công tác quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp đã nắm được một số vướng mắc về vấn đề này. Khi áp dụng cơ chế này vào giải quyết một số loại việc cụ thể, trong đó có việc chứng thực chữ ký cũng có vướng mắc.
Theo quy định của pháp luật về chứng thực thì người có yêu cầu chứng thực chữ ký phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trong khi đó những người có thẩm quyền thực hiện chứng thực (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện) lại không thuộc diện phải trực ở bộ phận một cửa để trực tiếp chứng nhận chữ ký của người yêu cầu chứng nhận. Do đó, có tình trạng mỗi địa phương làm một cách. Điều đó dẫn đến trong thực tế nhiều trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực (chứng thực gián tiếp). Như thế là không phù hợp với bản chất chứng thực, dễ tạo kẽ hở vi phạm pháp luật.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng cho biết Bộ Tư pháp đã có Công văn hướng dẫn tạm thời việc thực hiện chứng thực chữ ký theo cơ chế một cửa như sau: cán bộ làm công tác tại bộ phận một cửa tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu chứng thực chữ ký và hẹn thời điểm trả kết quả. Tại thời điểm trả kết quả, người yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ trực tiếp ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Cụ thể, cán bộ trực hẹn người dân đến ký trước mặt Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
Băn khoăn của độc giả về tính khả thi trong quy hoạch công chứng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định quy hoạch và thực hiện quy hoạch công chứng thực hiện hoàn toàn khả thi. Công chứng là một nghề đặc thù, vì công chứng viên phải chịu trách nhiệm vô hạn, suốt đời đối với những giao dịch đã được công chứng. Vì vậy, doanh nghiệp, các tổ chức hành nghề công chứng không thể thành lập và giải thể một cách tự phát, tràn lan mà phải bảo đảm tính ổn định, liên tục nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng nhấn mạnh nhất định việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng phải theo quy hoạch, được phân bố hợp lý, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội và địa bàn dân cư, đặc biệt là trong bối cảnh hoạt động công chứng đã được xã hội hóa.
Với ý nghĩa như vậy, quy hoạch không phải là để tạo cơ chế xin-cho hay gây khó khăn cho người dân. Hiện nay, dự thảo Quy hoạch phát triển tổng thể tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, quy hoạch này sẽ có giá trị bắt buộc, việc thành lập các Văn phòng công chứng không được vượt quá số lượng đã được phê duyệt. Để ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong việc cho phép thành lập các văn phòng công chứng khi số hồ sơ xin thành lập lớn hơn số lượng theo quy hoạch, Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn chỉ đạo các địa phương cần phải xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm để xem xét việc cho phép thành lập các tổ chức hành nghề công chứng một cách công khai, minh bạch.
Trước hiện tượng tại một số địa phương khi bán đấu giá quyền sử dụng đất đã có dấu hiệu tiêu cực, làm thất thoát tài sản của nhà nước, Bộ trưởng cho biết năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17 quy định rõ về việc bán đấu giá các tài sản, nhất là tài sản công, trong đó có quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết trong quá trình thực hiện Nghị định số 17 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như đội ngũ đấu giá viên còn mỏng, nhiều trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất tại địa bàn cấp huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn chưa kịp thời; một số văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định còn chưa được ban hành.
Để khắc phục, Bộ Tư pháp chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giải pháp phát triển, tăng cường đội ngũ đấu giá viên, phát triển doanh nghiệp bán đấu giá, củng cố Trung tâm bán đấu giá để thành một hệ thống hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Nội dung cuộc trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã giải đáp sự quan tâm của nhân dân đối với các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp như công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các vấn đề nóng trong dư luận hiện nay như có nên công nhận hôn nhân đồng tính; việc thi hành án; bán đấu giá quyền sử dụng đất…/.
Quỳnh Hoa (TTXVN)