Dòng máy bay chủ lực CSeries của hãng chế tạo máy bay Canada Bombardier đang được đánh giá có thể đem lại thành công cho tập đoàn này và giúp hãng cạnh tranh với hai đối thủ khổng lồ Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu.
Kể từ khi Bombardier công bố sản xuất dòng máy bay CSeries cách đây 13 tháng, rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã tỏ ra quan tâm tới loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu này và cho rằng nó sẽ là đối thủ cạnh tranh xứng đáng của các loại máy bay Airbus 320 và Boeing 737.
Một số hãng đang thúc giục Airbus và Boeing cải tiến động cơ của hai loại máy bay này để tăng hiệu suất sử dụng, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu, nếu không họ sẽ chuyển sang đặt mua dòng máy bay CSeries của Bombardier trang bị động cơ GTF do hãng Pratt & Whitney sản xuất.
Loại động cơ này đang được quảng cáo là tiết kiệm tới 20% nhiên liệu. Đây là một bước tiến rất lớn của Bombardier mà Airbus và Boeing không thể không lưu ý.
Chẳng hạn, đối với Hãng hàng không Air Canada, nhiên liệu thường chiếm từ 25-35% tổng chi phí hoạt động. Đây là một số tiền rất lớn trong bối cảnh ngành hàng không thế giới đang trong giai đoạn khó khăn.
Các nhà lãnh đạo của Airbus và Boeing đã phải thừa nhận họ không thể xem nhẹ dòng máy bay CSeries của Bombardier.
Barry Eccleston, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành hãng Airbus ở khu vực Bắc Mỹ, nói: "Tôi không muốn dùng từ đe dọa ở đây, song rõ ràng chúng tôi coi CSeries là một sản phẩm cạnh tranh."
Eccleston cho biết cả Airbus và Boeing đều chưa thông qua kế hoạch sử dụng các động cơ mới vì đây sẽ là khoản đầu tư rất lớn.
Drew Magill, Giám đốc tiếp thị các dòng máy bay thương mại của Boeing, cũng chia sẻ: "Chúng tôi nhìn nhận dòng máy bay CSeries một cách rất nghiêm túc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng Bombardier cũng còn một số vấn đề cần giải quyết. Những công nghệ của dòng CSeries không phải là vấn đề lớn đối với chúng tôi vì chúng tôi có rất nhiều năm kinh nghiệm."
Hãng tư vấn về hàng không Bernstein Research cho rằng dòng CSeries sẽ nhanh chóng bị gạt khỏi cuộc đua nếu như Airbus hay Boeing cải tiến lại động cơ các máy bay của họ.
Tuy nhiên, hãng tư vấn này cho rằng, CSeries vẫn là mối đe dọa trong tương lai gần của Airbus và Boeing, còn về lâu dài, đối thủ nguy hiểm nhất chính là loại máy bay Comac C919 do Trung Quốc sản xuất.
Bernstein cũng nghi ngờ khả năng Bombardier sẽ kịp đưa ra thị trường dòng CSeries vào năm 2013 như dự kiến.
Bombardier vừa mới khởi công một nhà máy lắp ráp CSeries tại Thẩm Dương (Trung Quốc), trong khi hai nhà máy khác ở Quebec và Belfast vẫn đang trong thời gian xây dựng./.
Kể từ khi Bombardier công bố sản xuất dòng máy bay CSeries cách đây 13 tháng, rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã tỏ ra quan tâm tới loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu này và cho rằng nó sẽ là đối thủ cạnh tranh xứng đáng của các loại máy bay Airbus 320 và Boeing 737.
Một số hãng đang thúc giục Airbus và Boeing cải tiến động cơ của hai loại máy bay này để tăng hiệu suất sử dụng, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu, nếu không họ sẽ chuyển sang đặt mua dòng máy bay CSeries của Bombardier trang bị động cơ GTF do hãng Pratt & Whitney sản xuất.
Loại động cơ này đang được quảng cáo là tiết kiệm tới 20% nhiên liệu. Đây là một bước tiến rất lớn của Bombardier mà Airbus và Boeing không thể không lưu ý.
Chẳng hạn, đối với Hãng hàng không Air Canada, nhiên liệu thường chiếm từ 25-35% tổng chi phí hoạt động. Đây là một số tiền rất lớn trong bối cảnh ngành hàng không thế giới đang trong giai đoạn khó khăn.
Các nhà lãnh đạo của Airbus và Boeing đã phải thừa nhận họ không thể xem nhẹ dòng máy bay CSeries của Bombardier.
Barry Eccleston, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành hãng Airbus ở khu vực Bắc Mỹ, nói: "Tôi không muốn dùng từ đe dọa ở đây, song rõ ràng chúng tôi coi CSeries là một sản phẩm cạnh tranh."
Eccleston cho biết cả Airbus và Boeing đều chưa thông qua kế hoạch sử dụng các động cơ mới vì đây sẽ là khoản đầu tư rất lớn.
Drew Magill, Giám đốc tiếp thị các dòng máy bay thương mại của Boeing, cũng chia sẻ: "Chúng tôi nhìn nhận dòng máy bay CSeries một cách rất nghiêm túc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng Bombardier cũng còn một số vấn đề cần giải quyết. Những công nghệ của dòng CSeries không phải là vấn đề lớn đối với chúng tôi vì chúng tôi có rất nhiều năm kinh nghiệm."
Hãng tư vấn về hàng không Bernstein Research cho rằng dòng CSeries sẽ nhanh chóng bị gạt khỏi cuộc đua nếu như Airbus hay Boeing cải tiến lại động cơ các máy bay của họ.
Tuy nhiên, hãng tư vấn này cho rằng, CSeries vẫn là mối đe dọa trong tương lai gần của Airbus và Boeing, còn về lâu dài, đối thủ nguy hiểm nhất chính là loại máy bay Comac C919 do Trung Quốc sản xuất.
Bernstein cũng nghi ngờ khả năng Bombardier sẽ kịp đưa ra thị trường dòng CSeries vào năm 2013 như dự kiến.
Bombardier vừa mới khởi công một nhà máy lắp ráp CSeries tại Thẩm Dương (Trung Quốc), trong khi hai nhà máy khác ở Quebec và Belfast vẫn đang trong thời gian xây dựng./.
Thanh Bình (Vietnam+)