Theo dự báo vừa công bố của Bộ phận Phân tích thông tin (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế, Brazil sẽ vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới trong năm nay, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự báo đạt 2.440 tỷ USD so với 2.430 tỷ USD của Anh.
Năm ngoái, Brazil đã vượt qua Italy để trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Nếu dự báo của EIU trở thành hiện thực thì hết năm 2011 Brazil sẽ tiến thêm một bậc lên vị trí thứ 6, đẩy "xứ Sương mù" xuống vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Chuyên gia Robert Wood, nhà kinh tế trưởng của EIU chuyên về Brazil, cho rằng việc quốc gia Nam Mỹ này có thể vươn lên trên bảng xếp hạng phần nhiều là nhờ tầng lớp tiêu dùng ngày càng tăng về số lượng và mối quan hệ thương mại đang bùng nổ với Trung Quốc, dựa trên các mặt hàng chủ chốt như đậu nành và quặng sắt.
Cũng theo nhận định của EIU, Brazil đến năm 2013 có thể sẽ mất vị trí thứ 6 vào tay Ấn Độ, nhưng sau đó sẽ giành lại được vị trí này vào năm 2014, thời điểm mà nước này sẽ tổ chức Cúp bóng đá thế giới (World Cup). EIU cho rằng kinh tế Brazil sẽ vượt toàn bộ các nền kinh tế châu Âu vào năm 2020.
Theo EIU, vào năm 2020, Brazil sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Mỹ sẽ tiếp tục đứng ở đầu bảng xếp hạng, sau đó lần lượt là Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đứng ở vị trí thứ 6 là Đức, thứ 7 là Nga, thứ 8 là Pháp và thứ 9 là Anh.
Sau khi dễ dàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, kinh tế Brazil đã đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2010. EIU dự báo kinh tế Brazil sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2011 và tăng lên 3,5% trong năm 2012.
Trong khi đó, theo dự báo của EIU, kinh tế Anh chỉ tăng trưởng "èo uột" 0,7% cho cả hai năm 2011 và 2012./.
Năm ngoái, Brazil đã vượt qua Italy để trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Nếu dự báo của EIU trở thành hiện thực thì hết năm 2011 Brazil sẽ tiến thêm một bậc lên vị trí thứ 6, đẩy "xứ Sương mù" xuống vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Chuyên gia Robert Wood, nhà kinh tế trưởng của EIU chuyên về Brazil, cho rằng việc quốc gia Nam Mỹ này có thể vươn lên trên bảng xếp hạng phần nhiều là nhờ tầng lớp tiêu dùng ngày càng tăng về số lượng và mối quan hệ thương mại đang bùng nổ với Trung Quốc, dựa trên các mặt hàng chủ chốt như đậu nành và quặng sắt.
Cũng theo nhận định của EIU, Brazil đến năm 2013 có thể sẽ mất vị trí thứ 6 vào tay Ấn Độ, nhưng sau đó sẽ giành lại được vị trí này vào năm 2014, thời điểm mà nước này sẽ tổ chức Cúp bóng đá thế giới (World Cup). EIU cho rằng kinh tế Brazil sẽ vượt toàn bộ các nền kinh tế châu Âu vào năm 2020.
Theo EIU, vào năm 2020, Brazil sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Mỹ sẽ tiếp tục đứng ở đầu bảng xếp hạng, sau đó lần lượt là Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đứng ở vị trí thứ 6 là Đức, thứ 7 là Nga, thứ 8 là Pháp và thứ 9 là Anh.
Sau khi dễ dàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, kinh tế Brazil đã đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2010. EIU dự báo kinh tế Brazil sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2011 và tăng lên 3,5% trong năm 2012.
Trong khi đó, theo dự báo của EIU, kinh tế Anh chỉ tăng trưởng "èo uột" 0,7% cho cả hai năm 2011 và 2012./.
Lê Dương (TTXVN/Vietnam+)