Tại buổi hội nghị đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội 2010 sáng nay, 15/6, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc về việc không ít lễ hội ở Việt Nam đã bị lãng phí, biến tướng và thương mại hóa, mê tín.
Ông Nguyễn Đạo Toàn, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết, ở Việt Nam có gần 8.000 lễ hội dân gian. Trong đó nhiều lễ hội bị biến tướng, mọc lên nhiều bàn thờ và hòm công đức, tiền giọt dầu tràn lan trên khu vực thờ tự, chồng chất vàng mã... gây mất mỹ quan như ở Chùa Hương, Đền Bà Chúa Kho, Phủ Dầy…
Nhiều ý kiến cho rằng việc phát ấn ở Đền Trần tạo ra sự rối ren, luộm thuộm, sai lịch sử và mất mỹ quan.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, nhận định, chỉ khoảng chục năm nay người ta mới nghĩ ra khai ấn Thiên Trường là ban cấp bổng lộc, thưởng công. Lễ hội nói lên cái gốc của lịch sử nên việc sáng tác thêm sẽ thành ra nhạo báng lịch sử.
“Quê hương hào khí Đông A nhưng những người tranh cướp nhau ấn rởm đó thì thảm hại,” Giáo sư tỏ ra bức xúc.
Ông Đỗ Thanh Xuân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định phản bác, năm vừa rồi Nam Định đã thực hiện tốt lễ hội ở Đền Trần, điều này được đánh giá trong báo cáo của Hội đồng nhân dân và Đảng ủy tỉnh. Ông chỉ có thể đưa ý kiến lên cán bộ tỉnh chứ không có thẩm quyền trả lời có tiếp tục phát ấn hay không.
Bên cạnh việc biến tướng lễ hội, các đại biểu cũng thẳng thắn nêu ý kiến về việc tổ chức lễ hội lãng phí.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ và các nhà khoa học Việt Nam đánh giá, những lễ hội mang quy mô làng, xã thường được tổ chức tốt hơn vì nó xuất phát từ chính nhu cầu của người dân mà không liên quan đế việc rót kinh phí từ trên.
Tuy vậy, việc đua nhau nâng cấp lễ hội đang trở thành căn bệnh hiện nay. Nhiều lễ hội nâng cấp không vì giá trị văn hóa của nó mà bởi mục đích kinh tế.
Phó giáo sư còn đưa ra ví dụ cho việc địa phương tổ chức lễ hội tràn lan không mang tính thiết thực. Ông dẫn chứng: “Nhà rông văn hóa ở Đắk Nông bỏ ra hàng tỉ đồng để xây dựng nhưng hầu như bỏ không.”
Ngoài ra, hầu hết các ý kiến trong hội nghị đều cho rằng, nên hạn chế các lễ hội mới như lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, Festival Hạ Long…
Trước những ý kiến đa chiều, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, cùng với Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, hàng năm các cấp cơ sở cũng phải điều tra xã hội học để điều chỉnh hành vi quản lý lễ hội. Bên cạnh đó, lễ hội cần tổ chức đúng nguyên gốc của nó, đặt tiêu chí lễ hội để trở về với cội nguồn lên hàng đầu.
Để ttránh tình trạng thương mại hóa và mất mỹ quan lễ hội, các đền, chùa, di tích chỉ nên đặt một bát hương to ở ngoài, không để nhiều hòm công đức và cấm việc đặt tiền giọt dầu bừa bãi.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, những người làm văn hóa không được đứng ngoài cuộc đấu tranh chống mê tín. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến những người đi lễ, phải có hướng dẫn cho họ hiểu giá trị của di tích cũng như vấn đề vệ sinh môi trường.
Khẳng định việc tổ chức lễ hội hiện nay là tràn lan, Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ sẽ điều chỉnh lại tần suất của các lễ hội./.
Ông Nguyễn Đạo Toàn, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết, ở Việt Nam có gần 8.000 lễ hội dân gian. Trong đó nhiều lễ hội bị biến tướng, mọc lên nhiều bàn thờ và hòm công đức, tiền giọt dầu tràn lan trên khu vực thờ tự, chồng chất vàng mã... gây mất mỹ quan như ở Chùa Hương, Đền Bà Chúa Kho, Phủ Dầy…
Nhiều ý kiến cho rằng việc phát ấn ở Đền Trần tạo ra sự rối ren, luộm thuộm, sai lịch sử và mất mỹ quan.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, nhận định, chỉ khoảng chục năm nay người ta mới nghĩ ra khai ấn Thiên Trường là ban cấp bổng lộc, thưởng công. Lễ hội nói lên cái gốc của lịch sử nên việc sáng tác thêm sẽ thành ra nhạo báng lịch sử.
“Quê hương hào khí Đông A nhưng những người tranh cướp nhau ấn rởm đó thì thảm hại,” Giáo sư tỏ ra bức xúc.
Ông Đỗ Thanh Xuân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định phản bác, năm vừa rồi Nam Định đã thực hiện tốt lễ hội ở Đền Trần, điều này được đánh giá trong báo cáo của Hội đồng nhân dân và Đảng ủy tỉnh. Ông chỉ có thể đưa ý kiến lên cán bộ tỉnh chứ không có thẩm quyền trả lời có tiếp tục phát ấn hay không.
Bên cạnh việc biến tướng lễ hội, các đại biểu cũng thẳng thắn nêu ý kiến về việc tổ chức lễ hội lãng phí.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ và các nhà khoa học Việt Nam đánh giá, những lễ hội mang quy mô làng, xã thường được tổ chức tốt hơn vì nó xuất phát từ chính nhu cầu của người dân mà không liên quan đế việc rót kinh phí từ trên.
Tuy vậy, việc đua nhau nâng cấp lễ hội đang trở thành căn bệnh hiện nay. Nhiều lễ hội nâng cấp không vì giá trị văn hóa của nó mà bởi mục đích kinh tế.
Phó giáo sư còn đưa ra ví dụ cho việc địa phương tổ chức lễ hội tràn lan không mang tính thiết thực. Ông dẫn chứng: “Nhà rông văn hóa ở Đắk Nông bỏ ra hàng tỉ đồng để xây dựng nhưng hầu như bỏ không.”
Ngoài ra, hầu hết các ý kiến trong hội nghị đều cho rằng, nên hạn chế các lễ hội mới như lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, Festival Hạ Long…
Trước những ý kiến đa chiều, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, cùng với Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, hàng năm các cấp cơ sở cũng phải điều tra xã hội học để điều chỉnh hành vi quản lý lễ hội. Bên cạnh đó, lễ hội cần tổ chức đúng nguyên gốc của nó, đặt tiêu chí lễ hội để trở về với cội nguồn lên hàng đầu.
Để ttránh tình trạng thương mại hóa và mất mỹ quan lễ hội, các đền, chùa, di tích chỉ nên đặt một bát hương to ở ngoài, không để nhiều hòm công đức và cấm việc đặt tiền giọt dầu bừa bãi.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, những người làm văn hóa không được đứng ngoài cuộc đấu tranh chống mê tín. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến những người đi lễ, phải có hướng dẫn cho họ hiểu giá trị của di tích cũng như vấn đề vệ sinh môi trường.
Khẳng định việc tổ chức lễ hội hiện nay là tràn lan, Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ sẽ điều chỉnh lại tần suất của các lễ hội./.
Thúy Mơ (Vietnam+)