Ngày 8/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về điểm Bưu điện-Văn hóa xã nhằm lấy ý kiến của các cấp các ngành và các địa phương về việc định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm bưu điện-văn hóa xã trên cả nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định trong 13 năm hoạt động, thành công lớn nhất của hệ thống điểm bưu điện-văn hóa xã là giúp cho ngành thông tin-truyền thông thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phục vụ tốt nhu cầu lưu chuyển thông tin, vật phẩm và hàng hóa cho mọi người dân.
Những kết quả này đã thực sự góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, chênh lệch về thụ hưởng thông tin và tiến bộ xã hội giữa các vùng miền, cũng như góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, hệ thống điểm bưu điện-văn hóa xã cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ lợi thế đang có, quyết liệt khắc phục những tồn tại yếu kém để xứng đáng là phương thức, là công cụ chủ đạo của ngành trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến và biện pháp nhằm duy trì và phát triển chất lượng tại các điểm bưu điện-văn hóa xã. Theo đó, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cần rà soát và quy hoạch lại hệ thống các điểm bưu điện-văn hóa xã. Từ đó, có hướng điều chỉnh, ngừng hoạt động tại các điểm không hiệu quả, những điểm mà dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet đã phổ biến rộng rãi đến nhà dân (người dân ít nhu cầu sử dụng dịch vụ công cộng) hoặc những nơi dân cư quá thưa thớt, người dân ở xa không tiếp cận được với các điểm bưu điện-văn hóa xã, đồng thời tiếp tục duy trì và phát triển những điểm đang hoạt động hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại những điểm này với mục tiêu trong khoảng 5-10 năm tới, doanh thu từ các điểm bưu điện-văn hóa xã sẽ đảm bảo bù đắp được chi phí duy trì hệ thống.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực quan tâm tới việc đưa internet băng thông rộng, phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tại cơ sở, xây dựng các chương trình đề án thông tin và truyền thông nông thôn, trong đó xác định điểm bưu điện-văn hóa xã là một nơi tổ chức và triển khai thực hiện các chính sách đó. Tại các điểm bưu điện-văn hóa xã cũng cần có sự điều chỉnh chính sách đào tạo, điều kiện làm việc, thù lao hợp lý nhằm động viên, khuyến khích người lao động làm việc…
Theo báo cáo tổng kết tại hội nghị, sau 13 năm hoạt động (từ năm 1998) đến nay, cả nước đã có trên 8.153 điểm bưu điện-văn hóa xã, trong đó có 3.000 điểm thuộc các xã miền núi, chiếm 36%; 1.705 điểm thuộc các xã đặc biệt khó khăn chiếm 21%; 370 điểm thuộc các xã biên giới chiếm 4,5%... Các bưu điện tỉnh, thành phố có số điểm bưu điện-văn hóa xã sử dụng nhiều nhất là Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Dương./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định trong 13 năm hoạt động, thành công lớn nhất của hệ thống điểm bưu điện-văn hóa xã là giúp cho ngành thông tin-truyền thông thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phục vụ tốt nhu cầu lưu chuyển thông tin, vật phẩm và hàng hóa cho mọi người dân.
Những kết quả này đã thực sự góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, chênh lệch về thụ hưởng thông tin và tiến bộ xã hội giữa các vùng miền, cũng như góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, hệ thống điểm bưu điện-văn hóa xã cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ lợi thế đang có, quyết liệt khắc phục những tồn tại yếu kém để xứng đáng là phương thức, là công cụ chủ đạo của ngành trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến và biện pháp nhằm duy trì và phát triển chất lượng tại các điểm bưu điện-văn hóa xã. Theo đó, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cần rà soát và quy hoạch lại hệ thống các điểm bưu điện-văn hóa xã. Từ đó, có hướng điều chỉnh, ngừng hoạt động tại các điểm không hiệu quả, những điểm mà dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet đã phổ biến rộng rãi đến nhà dân (người dân ít nhu cầu sử dụng dịch vụ công cộng) hoặc những nơi dân cư quá thưa thớt, người dân ở xa không tiếp cận được với các điểm bưu điện-văn hóa xã, đồng thời tiếp tục duy trì và phát triển những điểm đang hoạt động hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại những điểm này với mục tiêu trong khoảng 5-10 năm tới, doanh thu từ các điểm bưu điện-văn hóa xã sẽ đảm bảo bù đắp được chi phí duy trì hệ thống.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực quan tâm tới việc đưa internet băng thông rộng, phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tại cơ sở, xây dựng các chương trình đề án thông tin và truyền thông nông thôn, trong đó xác định điểm bưu điện-văn hóa xã là một nơi tổ chức và triển khai thực hiện các chính sách đó. Tại các điểm bưu điện-văn hóa xã cũng cần có sự điều chỉnh chính sách đào tạo, điều kiện làm việc, thù lao hợp lý nhằm động viên, khuyến khích người lao động làm việc…
Theo báo cáo tổng kết tại hội nghị, sau 13 năm hoạt động (từ năm 1998) đến nay, cả nước đã có trên 8.153 điểm bưu điện-văn hóa xã, trong đó có 3.000 điểm thuộc các xã miền núi, chiếm 36%; 1.705 điểm thuộc các xã đặc biệt khó khăn chiếm 21%; 370 điểm thuộc các xã biên giới chiếm 4,5%... Các bưu điện tỉnh, thành phố có số điểm bưu điện-văn hóa xã sử dụng nhiều nhất là Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Dương./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)