Năm 2013, tỉnh Cà Mau phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản đạt 1,050 tỷ USD, tăng 10,5% so cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) chú trọng đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng và ổn định thị trường xuất khẩu hàng thủy sản; khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cải tiến công nghệ, máy móc hiện đại nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị của mặt hàng thủy sản, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản (chủ lực là tôm, cá, mực) của Cà Mau ở các thị trường như Mỹ, Nhật, EU, Australia, Canada, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và thị trường tiềm năng ở một số nước châu Phi giàu dầu mỏ.
Toàn tỉnh hiện có 33 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và bốn nhà máy chế biến bột cá, với công suất khoảng 180.000 tấn/năm; riêng chế biến hàng xuất khẩu xấp xỉ 160.000 tấn/năm.
Mặc dù, công suất chế biến hàng thủy sản khá lớn, thế nhưng trong năm 2012, tỉnh chỉ xuất khẩu được 83.000 tấn thủy sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 940 triệu USD, không đạt được con số 1 tỷ USD theo mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do thiếu nguồn nguyên liệu, giá xuất khẩu thủy sản giảm mạnh; mặt khác, lãi suất ngân hàng cao, sức cạnh tranh hàng hóa gay gắt trên thị trường thế giới, thị trường xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp, sức mua giảm, khiến một số nhà máy rơi vào khó khăn phải tạm ngừng hoạt động hay chỉ hoạt động cầm chừng.
Tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan, sở, ngành chức năng từng bước cải cách về thủ tục hành chính; đồng thời thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ vốn vay, hạ lãi suất cho vay hoặc giãn, giảm và miễn tiền thuế... Từ đó, các doanh nghiệp tháo gỡ được một phần khó khăn, từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tỉnh tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững-năng suất-hiệu quả, từng bước hình thành những vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát và xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, nhân rộng mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP để cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Trong năm nay, tỉnh sẽ nâng sản lượng khai thác thủy sản đạt 434.000 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 146.000 tấn. Do vậy, tỉnh Cà Mau chỉ đạo mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 6.000ha, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, giao thông và điện ba pha phục vụ cho phát triển nuôi tôm công nghiệp.
Tỉnh Cà Mau còn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác đánh bắt xa bờ để nâng sản lượng chế biến hàng thủy sản đạt 107.000 tấn, góp phần đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2013./.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP) chú trọng đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng và ổn định thị trường xuất khẩu hàng thủy sản; khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cải tiến công nghệ, máy móc hiện đại nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị của mặt hàng thủy sản, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản (chủ lực là tôm, cá, mực) của Cà Mau ở các thị trường như Mỹ, Nhật, EU, Australia, Canada, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và thị trường tiềm năng ở một số nước châu Phi giàu dầu mỏ.
Toàn tỉnh hiện có 33 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và bốn nhà máy chế biến bột cá, với công suất khoảng 180.000 tấn/năm; riêng chế biến hàng xuất khẩu xấp xỉ 160.000 tấn/năm.
Mặc dù, công suất chế biến hàng thủy sản khá lớn, thế nhưng trong năm 2012, tỉnh chỉ xuất khẩu được 83.000 tấn thủy sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 940 triệu USD, không đạt được con số 1 tỷ USD theo mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do thiếu nguồn nguyên liệu, giá xuất khẩu thủy sản giảm mạnh; mặt khác, lãi suất ngân hàng cao, sức cạnh tranh hàng hóa gay gắt trên thị trường thế giới, thị trường xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp, sức mua giảm, khiến một số nhà máy rơi vào khó khăn phải tạm ngừng hoạt động hay chỉ hoạt động cầm chừng.
Tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan, sở, ngành chức năng từng bước cải cách về thủ tục hành chính; đồng thời thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ vốn vay, hạ lãi suất cho vay hoặc giãn, giảm và miễn tiền thuế... Từ đó, các doanh nghiệp tháo gỡ được một phần khó khăn, từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tỉnh tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững-năng suất-hiệu quả, từng bước hình thành những vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát và xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, nhân rộng mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP để cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Trong năm nay, tỉnh sẽ nâng sản lượng khai thác thủy sản đạt 434.000 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 146.000 tấn. Do vậy, tỉnh Cà Mau chỉ đạo mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 6.000ha, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, giao thông và điện ba pha phục vụ cho phát triển nuôi tôm công nghiệp.
Tỉnh Cà Mau còn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác đánh bắt xa bờ để nâng sản lượng chế biến hàng thủy sản đạt 107.000 tấn, góp phần đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2013./.
Kim Há (TTXVN)