Với tỷ lệ lạm phát luôn ở mức trên dưới 5%, các chuyên gia cũng như quan chức ngành ngân hàng Trung Quốc đều dự báo rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Ông Phạm Kiến Quân, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc dự báo, trong tháng Tư này, PboC có thể sẽ thực hiện đợt “tăng kép.” Theo đó, vào ngày 10/4 (trước khi công bố số liệu kinh tế vĩ mô), ngân hàng này sẽ lại tăng lãi suất thêm 0,25% và vào ngày 20/4 sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 0,5%.
Ông Hạ Bân, Ủy viên chính sách tiền tệ PboC cũng cho rằng trong năm nay, nhiều khả năng ngân hàng này sẽ tăng lãi suất để lãi suất thực tế có thể đạt “mức hợp lý.”
Ông cho rằng, mức lãi suất hiện nay còn quá thấp, trong khi các nhân tố như giá cả tăng, tình hình bạo động ở Trung Đông và Bắc Phi, động đất và sóng thần ở Nhật Bản đang đặt ra sức ép rất lớn lên vấn đề tăng lãi suất.
Trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ vô của Trung Quốc trong năm nay vẫn là kiềm chế lạm phát, do đó cần tăng lãi suất sớm để khẩn trương ổn định tình hình.
Theo phân tích của ông Hạ Bân, từ năm ngoái tới nay, Trung Quốc tổng cộng đã có ba đợt tăng lãi suất.
Lãi suất tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ kỳ hạn một năm hiện nay là 3%, so với mức 4,4% hồi tháng 2. Như vậy, về lý thuyết, nếu gửi tiền vào ngân hàng, người dân sẽ bị lỗ khoảng 2% do lạm phát cao. Do đó, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà sẽ chọn cách đầu tư mạo hiểm hay dùng cho tiêu dùng, một yếu tố cũng kích thích lạm phát gia tăng.
Để thay đổi tình hình, chính phủ cần tăng lãi suất ít nhất thêm 1-2% thì mới có thể ngăn chặn dòng vốn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, Giáo sư Vương Dũng, thuộc Học viện đào tạo Trịnh Châu cho rằng, cần phải tăng cường hơn nữa việc quản lý tiền dự trữ bắt buộc.
Giáo sư kiến nghị nếu như CPI của Trung Quốc trong tháng Ba và Tư vẫn ở mức cao, chính phủ có thể phải điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 100 điểm cơ bản, điều này sẽ có lợi đối với việc gia tăng tính hữu hiệu và tính công bằng của chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, sự điều chỉnh này còn giúp thúc đẩy sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh và sự cải cách hơn nữa dịch vụ tiền tệ của các cơ quan tiền tệ.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có thể kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác bảo đảm cho sự điều tiết tổng hợp quản lý tín dụng và lưu động tiền tệ.
Giáo sư Vương Dũng cho biết thêm, cùng với giá dầu mỏ đã tăng lên 107,65 USD/thùng, đồng Nhân dân tệ cũng phải chịu sức ép tăng giá để giảm bớt áp lực giá thành nhập khẩu.
Ngày hôm trước, Ngân hàng trung ương đã tăng giá đồng Nhân dân tệ 0,06% so với đồng USD, lên mức 6,5527 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ tháng 7/2005.
Theo ông Dariusz Kowalczyk, nhà kinh tế học cao cấp của Banque de l'Indochine ở Hong Kong, đồng Nhân dân tệ tăng giá như hiện nay sẽ không gây trở ngại đối với ngành sản xuất của Trung Quốc, ngược lại còn giúp nước này đối phó với sức ép lạm phát từ bên ngoài do giá dầu mỏ không ngừng tăng cao. Nếu căn cứ vào chính sách tới đây của Trung Quốc, đến cuối năm nay, đồng Nhân dân tệ có thể tăng lên mức 6,3 Nhân dân tệ đổi 1 USD./.
Ông Phạm Kiến Quân, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc dự báo, trong tháng Tư này, PboC có thể sẽ thực hiện đợt “tăng kép.” Theo đó, vào ngày 10/4 (trước khi công bố số liệu kinh tế vĩ mô), ngân hàng này sẽ lại tăng lãi suất thêm 0,25% và vào ngày 20/4 sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 0,5%.
Ông Hạ Bân, Ủy viên chính sách tiền tệ PboC cũng cho rằng trong năm nay, nhiều khả năng ngân hàng này sẽ tăng lãi suất để lãi suất thực tế có thể đạt “mức hợp lý.”
Ông cho rằng, mức lãi suất hiện nay còn quá thấp, trong khi các nhân tố như giá cả tăng, tình hình bạo động ở Trung Đông và Bắc Phi, động đất và sóng thần ở Nhật Bản đang đặt ra sức ép rất lớn lên vấn đề tăng lãi suất.
Trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ vô của Trung Quốc trong năm nay vẫn là kiềm chế lạm phát, do đó cần tăng lãi suất sớm để khẩn trương ổn định tình hình.
Theo phân tích của ông Hạ Bân, từ năm ngoái tới nay, Trung Quốc tổng cộng đã có ba đợt tăng lãi suất.
Lãi suất tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ kỳ hạn một năm hiện nay là 3%, so với mức 4,4% hồi tháng 2. Như vậy, về lý thuyết, nếu gửi tiền vào ngân hàng, người dân sẽ bị lỗ khoảng 2% do lạm phát cao. Do đó, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà sẽ chọn cách đầu tư mạo hiểm hay dùng cho tiêu dùng, một yếu tố cũng kích thích lạm phát gia tăng.
Để thay đổi tình hình, chính phủ cần tăng lãi suất ít nhất thêm 1-2% thì mới có thể ngăn chặn dòng vốn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, Giáo sư Vương Dũng, thuộc Học viện đào tạo Trịnh Châu cho rằng, cần phải tăng cường hơn nữa việc quản lý tiền dự trữ bắt buộc.
Giáo sư kiến nghị nếu như CPI của Trung Quốc trong tháng Ba và Tư vẫn ở mức cao, chính phủ có thể phải điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 100 điểm cơ bản, điều này sẽ có lợi đối với việc gia tăng tính hữu hiệu và tính công bằng của chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, sự điều chỉnh này còn giúp thúc đẩy sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh và sự cải cách hơn nữa dịch vụ tiền tệ của các cơ quan tiền tệ.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có thể kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác bảo đảm cho sự điều tiết tổng hợp quản lý tín dụng và lưu động tiền tệ.
Giáo sư Vương Dũng cho biết thêm, cùng với giá dầu mỏ đã tăng lên 107,65 USD/thùng, đồng Nhân dân tệ cũng phải chịu sức ép tăng giá để giảm bớt áp lực giá thành nhập khẩu.
Ngày hôm trước, Ngân hàng trung ương đã tăng giá đồng Nhân dân tệ 0,06% so với đồng USD, lên mức 6,5527 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ tháng 7/2005.
Theo ông Dariusz Kowalczyk, nhà kinh tế học cao cấp của Banque de l'Indochine ở Hong Kong, đồng Nhân dân tệ tăng giá như hiện nay sẽ không gây trở ngại đối với ngành sản xuất của Trung Quốc, ngược lại còn giúp nước này đối phó với sức ép lạm phát từ bên ngoài do giá dầu mỏ không ngừng tăng cao. Nếu căn cứ vào chính sách tới đây của Trung Quốc, đến cuối năm nay, đồng Nhân dân tệ có thể tăng lên mức 6,3 Nhân dân tệ đổi 1 USD./.
Phan Thành Dương (TTXVN/Vietnam+)