Tại hội thảo về Đề án phát triển Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 diễn ra vào ngày 5/11, các đại biểu đã tập trung thảo luận để xây dựng những giải pháp để ổn định và phát triển Vinashin.
Ông Đỗ Thành Hưng - Ủy viên Hội đồng quản trị Vinashin cho biết hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu vào đề án để Vinashin hoàn thiện đề án cho sát thực và đúng đắn nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động, góp phần hình thành một Vinashin trong những năm tới thực sự là nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, đa số các đại biểu đều tán thành nội dung của đề án. Tuy nhiên, tên của đề án cần sửa lại là Đề án khôi phục và phát triển Vinashin giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020.
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, giáo sư Lê Việt Lượng - đại diện Trường Đại học Hàng hải - cho rằng trong đề án cần xác định cụ thể số lượng đào tạo trong thời gian tới ở trình độ đại học và trung cấp là bao nhiêu người.
Về đối tượng áp dụng đề án, ông Hoàng Hùng - Tổng thư ký Hội khoa học Kỹ thuật Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đề nghị bổ sung một số ngành nghề liên quan vào đối tượng trong đề án, trong đó có ngành thủy sản.
Cùng quan điểm với các đại biểu trên, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đề án cần phải viết sâu hơn các giải pháp khôi phục Vinashin từ nay đến năm 2015, trong đó tập trung vào các giải pháp về tài chính và người lao động.
Đề án phát triển Vinashin giai đoạn 2010-2015 và hướng tới năm 2020 đưa ra 5 mục tiêu cụ thể, gồm: Giai đoạn đến 2012, tập trung vào việc duy trì, giữ vững sản xuất, dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu để bàn giao cho khách hàng, đảm bảo việc làm và giữ được người lao động, chuẩn bị điều kiện để phát triển khi thị trường đóng tàu thế giới hồi phục.
Giai đoạn 2013-2015, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển, xem xét đầu tư nâng cao năng lực một số nhà máy đóng tàu, sửa chữa trọng điểm phục vụ các gam tàu xuất khẩu…
Giai đoạn 2016-2015, tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu các cơ sở đóng và sửa chữa tàu đạt mức tiên tiến trong khu vực… phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; tập trung phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới quá trình đào tạo-nghiên cứu-thiết kế, xây dựng trung tâm thí nghiệm, bể thử mô hình tàu thủy… phấn đấu đến năm 2015 Vinashin làm chủ được về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế đến công nghệ đóng mới các tàu trọng tải đến 100.000 tấn.
Vì vậy, đề án được xây dựng theo hướng tập trung vào ba lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển...
Theo đó, Vinashin quy hoạch mạng lưới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu được phân bố đồng đều trên cả nước, phía Bắc là Hải Phòng, Quảng Ninh, miền Trung là Khánh Hòa và miền Nam tại Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về công nghiệp phụ trợ, Vinashin tập trung hoàn thiện các khu công nghiệp tàu thủy hiện có như Cái Lân, An Hồng, Shinnec... Những sản phẩm phụ trợ là nồi hơi, bảng, tủ, cáp điện, xích neo, chân vịt, nội thất tàu thủy, thiết bị trên boong, thép tấm đóng tàu, vật liệu hàn…
Theo Vinashin, trong giai đoạn từ nay đến 2015, tập đoàn tập trung tái cơ cấu, bán chuyển nhượng thu hồi vốn các dự án không nằm trong quy hoạch, thu hồi vốn tập trung cho sản xuất kinh doanh và trả nợ.../.
Ông Đỗ Thành Hưng - Ủy viên Hội đồng quản trị Vinashin cho biết hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu vào đề án để Vinashin hoàn thiện đề án cho sát thực và đúng đắn nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động, góp phần hình thành một Vinashin trong những năm tới thực sự là nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, đa số các đại biểu đều tán thành nội dung của đề án. Tuy nhiên, tên của đề án cần sửa lại là Đề án khôi phục và phát triển Vinashin giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020.
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, giáo sư Lê Việt Lượng - đại diện Trường Đại học Hàng hải - cho rằng trong đề án cần xác định cụ thể số lượng đào tạo trong thời gian tới ở trình độ đại học và trung cấp là bao nhiêu người.
Về đối tượng áp dụng đề án, ông Hoàng Hùng - Tổng thư ký Hội khoa học Kỹ thuật Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đề nghị bổ sung một số ngành nghề liên quan vào đối tượng trong đề án, trong đó có ngành thủy sản.
Cùng quan điểm với các đại biểu trên, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đề án cần phải viết sâu hơn các giải pháp khôi phục Vinashin từ nay đến năm 2015, trong đó tập trung vào các giải pháp về tài chính và người lao động.
Đề án phát triển Vinashin giai đoạn 2010-2015 và hướng tới năm 2020 đưa ra 5 mục tiêu cụ thể, gồm: Giai đoạn đến 2012, tập trung vào việc duy trì, giữ vững sản xuất, dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu để bàn giao cho khách hàng, đảm bảo việc làm và giữ được người lao động, chuẩn bị điều kiện để phát triển khi thị trường đóng tàu thế giới hồi phục.
Giai đoạn 2013-2015, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển, xem xét đầu tư nâng cao năng lực một số nhà máy đóng tàu, sửa chữa trọng điểm phục vụ các gam tàu xuất khẩu…
Giai đoạn 2016-2015, tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu các cơ sở đóng và sửa chữa tàu đạt mức tiên tiến trong khu vực… phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; tập trung phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới quá trình đào tạo-nghiên cứu-thiết kế, xây dựng trung tâm thí nghiệm, bể thử mô hình tàu thủy… phấn đấu đến năm 2015 Vinashin làm chủ được về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế đến công nghệ đóng mới các tàu trọng tải đến 100.000 tấn.
Vì vậy, đề án được xây dựng theo hướng tập trung vào ba lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển...
Theo đó, Vinashin quy hoạch mạng lưới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu được phân bố đồng đều trên cả nước, phía Bắc là Hải Phòng, Quảng Ninh, miền Trung là Khánh Hòa và miền Nam tại Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về công nghiệp phụ trợ, Vinashin tập trung hoàn thiện các khu công nghiệp tàu thủy hiện có như Cái Lân, An Hồng, Shinnec... Những sản phẩm phụ trợ là nồi hơi, bảng, tủ, cáp điện, xích neo, chân vịt, nội thất tàu thủy, thiết bị trên boong, thép tấm đóng tàu, vật liệu hàn…
Theo Vinashin, trong giai đoạn từ nay đến 2015, tập đoàn tập trung tái cơ cấu, bán chuyển nhượng thu hồi vốn các dự án không nằm trong quy hoạch, thu hồi vốn tập trung cho sản xuất kinh doanh và trả nợ.../.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)