Trong phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi quân chống chính phủ tấn công và tuyên bố kiểm soát phần lớn thủ đô Tripoli của Libya, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 24/8 nêu rõ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi và những người ủng hộ ông vẫn luôn có sức ảnh hưởng và tiềm lực quân sự.
Do đó, Nga muốn các bên ngồi vào bàn thương lượng và đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Tổng thống Medvedev cũng cho biết Nga sẽ xem xét việc thiết lập quan hệ với Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) - cơ quan đầu não của lực lượng chống đối ở Libya, nếu tổ chức này có thể đoàn kết đất nước, có nghĩa là cần phải tiến hành thương lượng với lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi.
Nếu phe đối lập có đủ sức mạnh, tinh thần và khả năng để đoàn kết đất nước Libya trên nền tảng dân chủ mới, Nga sẽ ngồi vào bàn đàm phán.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Mátxcơva có lập trường thận trọng đối với cuộc xung đột ở Libya và họ đang quan sát diễn biến tình hình tiếp theo. Theo ông, hiện còn quá sớm để phe chống đối tại Libya tuyên bố chiến thắng cũng như các nước khác thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với NTC.
Cùng với Trung Quốc, Nga đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề can thiệp vào Libya. Hiện Mátxcơva có ý định đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột này.
Pháp đã đề nghị tổ chức hội nghị bàn về tương lai của Libya thời kỳ hậu Gaddafi vào ngày 1/9 tới.
Phát biểu sau cuộc gặp người đứng đầu NTC, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết ngoài các nước tham gia chiến dịch quân sự chống chế độ Gaddafi, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil cùng Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng được mời tham dự.
Ngoại trưởng các nước thuộc Liên đoàn Arập (AL) ngày 24/8 đã nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy nhanh các biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định, an ninh và hòa bình tại Libya.
Trong một thông cáo báo chí, các bộ trưởng thành viên Ủy ban Sáng kiến hòa bình của AL kêu gọi nhà chức trách Libya có thái độ khoan dung và tránh sự trả thù, nhất là trong Tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.
Các bộ trưởng cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đảm đương trách nhiệm bằng cách chấp thuận việc sử dụng 1,5 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của chính quyền Gaddafi cho sứ mệnh nhân đạo.
Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ chính phủ mới tại Libya ổn định trật tự và xã hội.
Một quan chức cấp cao, không nêu tên, nhấn mạnh EU sẽ cử chuyên gia tới Tripoli ngay khi "những điều kiện an ninh tối thiểu được thiết lập" để đánh giá nhu cầu xăng dầu, nước sạch và y tế của người dân Libya.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp của "Nhóm Cairo vì Libya" gồm EU, Liên minh châu Phi và AL tại New York vào ngày 26/8.
Cùng ngày, một nhà ngoại giao giấu tên cho biết Mỹ sẽ đệ trình một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề nghị cho giải ngân số tiền 1,5 tỷ USD tài sản của chính quyền Gaddafi để phục vụ nhu cầu viện trợ nhân đạo. Tài sản này bị phong tỏa theo lệnh chế tài của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, tình hình chiến sự ở Libya chưa ngã ngũ và tung tích của nhà lãnh đạo Gaddafi đang là một dấu hỏi.
Phe chống đối ở Libya đã treo giải thưởng 2 triệu dinar, tương đương 1,3 triệu USD, cho ai bắt được ông Gaddafi.
Ngày 24/8, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại tá Dave Lapan, tuyên bố Mỹ tin rằng nhà lãnh đạo Gaddafi hiện vẫn còn ở Libya.
Bộ Ngoại giao Itally cùng ngày cho biết 4 nhà báo của nước này, bị lực lượng trung thành với ông Gaddafi bắt giữ khi đang tác nghiệp ở Tripoli, đã được trả tự do./.
Do đó, Nga muốn các bên ngồi vào bàn thương lượng và đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Tổng thống Medvedev cũng cho biết Nga sẽ xem xét việc thiết lập quan hệ với Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) - cơ quan đầu não của lực lượng chống đối ở Libya, nếu tổ chức này có thể đoàn kết đất nước, có nghĩa là cần phải tiến hành thương lượng với lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi.
Nếu phe đối lập có đủ sức mạnh, tinh thần và khả năng để đoàn kết đất nước Libya trên nền tảng dân chủ mới, Nga sẽ ngồi vào bàn đàm phán.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Mátxcơva có lập trường thận trọng đối với cuộc xung đột ở Libya và họ đang quan sát diễn biến tình hình tiếp theo. Theo ông, hiện còn quá sớm để phe chống đối tại Libya tuyên bố chiến thắng cũng như các nước khác thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với NTC.
Cùng với Trung Quốc, Nga đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề can thiệp vào Libya. Hiện Mátxcơva có ý định đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột này.
Pháp đã đề nghị tổ chức hội nghị bàn về tương lai của Libya thời kỳ hậu Gaddafi vào ngày 1/9 tới.
Phát biểu sau cuộc gặp người đứng đầu NTC, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết ngoài các nước tham gia chiến dịch quân sự chống chế độ Gaddafi, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil cùng Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng được mời tham dự.
Ngoại trưởng các nước thuộc Liên đoàn Arập (AL) ngày 24/8 đã nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy nhanh các biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định, an ninh và hòa bình tại Libya.
Trong một thông cáo báo chí, các bộ trưởng thành viên Ủy ban Sáng kiến hòa bình của AL kêu gọi nhà chức trách Libya có thái độ khoan dung và tránh sự trả thù, nhất là trong Tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.
Các bộ trưởng cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đảm đương trách nhiệm bằng cách chấp thuận việc sử dụng 1,5 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của chính quyền Gaddafi cho sứ mệnh nhân đạo.
Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ chính phủ mới tại Libya ổn định trật tự và xã hội.
Một quan chức cấp cao, không nêu tên, nhấn mạnh EU sẽ cử chuyên gia tới Tripoli ngay khi "những điều kiện an ninh tối thiểu được thiết lập" để đánh giá nhu cầu xăng dầu, nước sạch và y tế của người dân Libya.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp của "Nhóm Cairo vì Libya" gồm EU, Liên minh châu Phi và AL tại New York vào ngày 26/8.
Cùng ngày, một nhà ngoại giao giấu tên cho biết Mỹ sẽ đệ trình một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề nghị cho giải ngân số tiền 1,5 tỷ USD tài sản của chính quyền Gaddafi để phục vụ nhu cầu viện trợ nhân đạo. Tài sản này bị phong tỏa theo lệnh chế tài của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, tình hình chiến sự ở Libya chưa ngã ngũ và tung tích của nhà lãnh đạo Gaddafi đang là một dấu hỏi.
Phe chống đối ở Libya đã treo giải thưởng 2 triệu dinar, tương đương 1,3 triệu USD, cho ai bắt được ông Gaddafi.
Ngày 24/8, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại tá Dave Lapan, tuyên bố Mỹ tin rằng nhà lãnh đạo Gaddafi hiện vẫn còn ở Libya.
Bộ Ngoại giao Itally cùng ngày cho biết 4 nhà báo của nước này, bị lực lượng trung thành với ông Gaddafi bắt giữ khi đang tác nghiệp ở Tripoli, đã được trả tự do./.
(TTXVN/Vietnam+)