Quản lý giám sát để nâng cao chất lượng giáo dục đại học đang là vấn đề nóng - không chỉ vì nó là nội dung mà các Đại biểu Quốc hội vừa thảo luận mà đay còn là vấn đề luôn luôn cần tiếp tục bàn bạc và điều chỉnh, vì trình độ nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp PGS-TS Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo xung quanh vấn đề nêu trên.
- Đoàn giám sát của Quốc hội giám sát tổ chức và hoạt động của các trường đại học có ý nghĩa như thế nào đối với công tác của ngành giáo dục?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Giám sát của Quốc hội lần này có nội dung rõ ràng, không phải là giám sát giáo dục đại học chung chung mà có nội dung rất cụ thể. Đó là giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Để làm rõ những nội dung này, báo cáo giám sát cũng đã chỉ ra bức tranh toàn cảnh về giáo dục đại học với những thành tựu, ưu điểm và yếu kém, bất cập của giáo dục đại học hiện nay. Chắc chắn báo cáo giám sát sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đổi mới giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Việc giám sát trong thời gian ngắn như vậy có thể quán xuyến được hết toàn bộ hệ thống giáo dục đại học hay không? Kêt luận có bảo đảm chất lượng không?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Theo Báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội thì đoàn giám sát không chỉ tổ chức nghe báo cáo trực tiếp, tổ chức tọa đàm và tổ chức thảo luận, kiểm tra trực tiếp các cơ sở giáo dục đại học và các bộ ngành, cơ quan quản lý giáo dục mà còn tiến hành khảo sát thực tiễn tại các địa phương ở các vùng miền khác nhau, thu thập thông tin từ các cơ sở giáo duc, những nơi mà đoàn khảo sát không trực tiếp đến. Đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng với sự tham gia của 139 cơ sở giáo dục trên địa bàn, khảo sát chuyên sâu tại 51 cơ sở giáo dục đại học, nhận được báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và 352 trong tổng số 412 cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, diện điều tra khảo sát khá rộng, và sâu, có đủ căn cứ để tin cậy vào tính khách quan và khoa học của báo cáo giám sát.
- Ông suy nghĩ như thế nào về nhận định trong báo cáo khảo sát: Việc ban hành văn bản chậm, chưa đồng bộ, một số quy định thiếu tính cụ thể, khả thi, không đáp ứng được yêu cầu…
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Nhận định đó là đúng, có căn cứ và có minh chứng cụ thể trong Báo cáo trước Quốc hội và đã chỉ ra được những điểm cần khắc phục trong việc tiếp tục tăng cường pháp chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ rõ trong thời gian từ năm 1998 đến 2009 đã có 155 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành với phạm vi điều chỉnh bao trùm hầu hết các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học: quy hoạch mạng lưới; xã hội hóa; đầu tư nước ngoài, chế độ chính sách đối với người học; phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học; mở ngành đào tạo; tuyển sinh; kiểm định chất lượng…
- Ông vừa nói đến vấn đề xã hội hóa - có đại biểu như ông Nguyễn Đăng Trừng cho rằng cần xã hội hóa mạnh, giảm tối đa vai trò nhà nước, thu hút mạnh vả bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư…, nhưng cũng có đại biểu như ông Trần Du Lịch cho rằng giáo dục là của nhà nước, là lĩnh vực phi lợi nhuận, không thể để thì trường điều tiết, chỉ huy giáo dục…, vậy nên hiểu thế nào?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Đại biểu Trần Du Lịch nói giáo dục là “công việc của nhà nước.” Có chữ “công việc” nghĩa là nói đến trách nhiệm của nhà nước, nói đến sự chăm lo của nhà nước, nhà nước phải chăm lo đầu tư cho giáo dục, chăm lo tổ chức quản lý, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ khoa học, chăm lo chính sách cho người dạy, người học, chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, cả công lập và tư thục. Tuy nhiên phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hôi và của từng gia đình, chính vì vậy cần xã hội hóa mạnh mẽ giáo dục và giáo dục đại học.
Xã hội hóa không có nghĩa là thả nổi cho kinh tế thị trường chi phối giáo dục. Cá nhân tôi nhất trí hoàn toàn với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch, giáo dục là hoạt động mang tính sự nghiệp rất cao, là lĩnh vực phi lợi nhuận. Quan niệm này phù hợp với quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới, cả lịch sử và đương đại.
Nhiều giáo sư và nhà khoa học ở nước ngoài mà tôi đã tiếp xúc đều khẳng định như vậy, mới đây giáo sư Tonny từ trường đại học Tây Ban Nha đã tực tiếp nói với tôi rằng Tây Ban Nha và phần lớn các nước ở châu Âu đều không cho phép doanh nghiệp thành lập trường đại học.
Khác với đầu tư cho doanh nghiệp, góp vốn vào xây dựng trường không phải để chia cổ tức. Lợi nhuận thu được từ giáo dục phải được ưu tiên tái đầu tư phát triển giáo dục…
- Ông tâm đắc điều gì nhất trong báo cáo giám sát và kiến nghị, đề xuất của báo cáo?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Có thể đó là đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi nhiều luật có liên quan tới giáo dục nói chung và giáo dục đại học, trong đó có Luật đât đai, luật thuế, Luật ngân sách, luật dân sự, luật đầu tư, luật doanh nghiệp... để tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển nhanh và bền vững.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp PGS-TS Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo xung quanh vấn đề nêu trên.
- Đoàn giám sát của Quốc hội giám sát tổ chức và hoạt động của các trường đại học có ý nghĩa như thế nào đối với công tác của ngành giáo dục?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Giám sát của Quốc hội lần này có nội dung rõ ràng, không phải là giám sát giáo dục đại học chung chung mà có nội dung rất cụ thể. Đó là giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Để làm rõ những nội dung này, báo cáo giám sát cũng đã chỉ ra bức tranh toàn cảnh về giáo dục đại học với những thành tựu, ưu điểm và yếu kém, bất cập của giáo dục đại học hiện nay. Chắc chắn báo cáo giám sát sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đổi mới giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Việc giám sát trong thời gian ngắn như vậy có thể quán xuyến được hết toàn bộ hệ thống giáo dục đại học hay không? Kêt luận có bảo đảm chất lượng không?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Theo Báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội thì đoàn giám sát không chỉ tổ chức nghe báo cáo trực tiếp, tổ chức tọa đàm và tổ chức thảo luận, kiểm tra trực tiếp các cơ sở giáo dục đại học và các bộ ngành, cơ quan quản lý giáo dục mà còn tiến hành khảo sát thực tiễn tại các địa phương ở các vùng miền khác nhau, thu thập thông tin từ các cơ sở giáo duc, những nơi mà đoàn khảo sát không trực tiếp đến. Đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng với sự tham gia của 139 cơ sở giáo dục trên địa bàn, khảo sát chuyên sâu tại 51 cơ sở giáo dục đại học, nhận được báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và 352 trong tổng số 412 cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, diện điều tra khảo sát khá rộng, và sâu, có đủ căn cứ để tin cậy vào tính khách quan và khoa học của báo cáo giám sát.
- Ông suy nghĩ như thế nào về nhận định trong báo cáo khảo sát: Việc ban hành văn bản chậm, chưa đồng bộ, một số quy định thiếu tính cụ thể, khả thi, không đáp ứng được yêu cầu…
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Nhận định đó là đúng, có căn cứ và có minh chứng cụ thể trong Báo cáo trước Quốc hội và đã chỉ ra được những điểm cần khắc phục trong việc tiếp tục tăng cường pháp chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ rõ trong thời gian từ năm 1998 đến 2009 đã có 155 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành với phạm vi điều chỉnh bao trùm hầu hết các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học: quy hoạch mạng lưới; xã hội hóa; đầu tư nước ngoài, chế độ chính sách đối với người học; phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học; mở ngành đào tạo; tuyển sinh; kiểm định chất lượng…
- Ông vừa nói đến vấn đề xã hội hóa - có đại biểu như ông Nguyễn Đăng Trừng cho rằng cần xã hội hóa mạnh, giảm tối đa vai trò nhà nước, thu hút mạnh vả bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư…, nhưng cũng có đại biểu như ông Trần Du Lịch cho rằng giáo dục là của nhà nước, là lĩnh vực phi lợi nhuận, không thể để thì trường điều tiết, chỉ huy giáo dục…, vậy nên hiểu thế nào?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Đại biểu Trần Du Lịch nói giáo dục là “công việc của nhà nước.” Có chữ “công việc” nghĩa là nói đến trách nhiệm của nhà nước, nói đến sự chăm lo của nhà nước, nhà nước phải chăm lo đầu tư cho giáo dục, chăm lo tổ chức quản lý, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ khoa học, chăm lo chính sách cho người dạy, người học, chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, cả công lập và tư thục. Tuy nhiên phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hôi và của từng gia đình, chính vì vậy cần xã hội hóa mạnh mẽ giáo dục và giáo dục đại học.
Xã hội hóa không có nghĩa là thả nổi cho kinh tế thị trường chi phối giáo dục. Cá nhân tôi nhất trí hoàn toàn với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch, giáo dục là hoạt động mang tính sự nghiệp rất cao, là lĩnh vực phi lợi nhuận. Quan niệm này phù hợp với quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới, cả lịch sử và đương đại.
Nhiều giáo sư và nhà khoa học ở nước ngoài mà tôi đã tiếp xúc đều khẳng định như vậy, mới đây giáo sư Tonny từ trường đại học Tây Ban Nha đã tực tiếp nói với tôi rằng Tây Ban Nha và phần lớn các nước ở châu Âu đều không cho phép doanh nghiệp thành lập trường đại học.
Khác với đầu tư cho doanh nghiệp, góp vốn vào xây dựng trường không phải để chia cổ tức. Lợi nhuận thu được từ giáo dục phải được ưu tiên tái đầu tư phát triển giáo dục…
- Ông tâm đắc điều gì nhất trong báo cáo giám sát và kiến nghị, đề xuất của báo cáo?
PGS-TS Chu Hồng Thanh: Có thể đó là đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi nhiều luật có liên quan tới giáo dục nói chung và giáo dục đại học, trong đó có Luật đât đai, luật thuế, Luật ngân sách, luật dân sự, luật đầu tư, luật doanh nghiệp... để tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển nhanh và bền vững.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)