Ngày 31/5, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã yêu cầu các nước châu Phi đầu tư hơn nữa cho công nghệ bảo quản lương thực sau thu hoạch để giảm thiểu những thất thoát và nâng cao an ninh lương thực cho châu lục này.
Trong báo cáo "Thất thoát lương thực: Tình hình thất thoát ngũ cốc sau thu hoạch ở châu Phi," được soạn thảo chung với Ngân hàng thế giới (WB), FAO ước tính mỗi năm giá trị ngũ cốc bị thất thoát của châu Phi lên đến 4 tỷ USD.
Còn theo ước tính của Hệ thống thông tin thất thoát sau thu hoạch của châu Phi, lượng ngũ cốc thất thoát trước khi xử lí là từ 10-20% tổng sản lượng hàng năm của châu lục. Giới chuyên gia ước tính, lượng lương thực bị mất mát này có thể đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu của ít nhất 48 triệu người.
Cũng theo bản báo cáo, thất thoát lương thực dẫn đến giá lương thực tăng cao do một phần nguồn cung lương thực bị mất không đến được với thị trường. Ngoài ra, thất thoát lương thực cũng tác động tiêu cực đến môi trường vì đất, nước và các nguồn lực khác như phân bón, năng lượng đã bị lãng phí.
Giám đốc Cục phát triển bền vững của WB khu vực châu Phi Jamal Saghir nhấn mạnh, giảm thất thoát lương thực được coi là một phần trong giải pháp tổng hợp nhằm hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của nông nghiệp.
Có nhiều cách thức và công nghệ có thể giúp giảm thiểu việc thất thoát sau thu hoạch, như việc sử dụng các túi đựng kín, thùng bằng kim loại.
Các biện pháp này đã sử dụng thành công ở châu Á, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để có những cải tiến cho phù hợp với điều kiện môi trường của châu Phi./.
Trong báo cáo "Thất thoát lương thực: Tình hình thất thoát ngũ cốc sau thu hoạch ở châu Phi," được soạn thảo chung với Ngân hàng thế giới (WB), FAO ước tính mỗi năm giá trị ngũ cốc bị thất thoát của châu Phi lên đến 4 tỷ USD.
Còn theo ước tính của Hệ thống thông tin thất thoát sau thu hoạch của châu Phi, lượng ngũ cốc thất thoát trước khi xử lí là từ 10-20% tổng sản lượng hàng năm của châu lục. Giới chuyên gia ước tính, lượng lương thực bị mất mát này có thể đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu của ít nhất 48 triệu người.
Cũng theo bản báo cáo, thất thoát lương thực dẫn đến giá lương thực tăng cao do một phần nguồn cung lương thực bị mất không đến được với thị trường. Ngoài ra, thất thoát lương thực cũng tác động tiêu cực đến môi trường vì đất, nước và các nguồn lực khác như phân bón, năng lượng đã bị lãng phí.
Giám đốc Cục phát triển bền vững của WB khu vực châu Phi Jamal Saghir nhấn mạnh, giảm thất thoát lương thực được coi là một phần trong giải pháp tổng hợp nhằm hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của nông nghiệp.
Có nhiều cách thức và công nghệ có thể giúp giảm thiểu việc thất thoát sau thu hoạch, như việc sử dụng các túi đựng kín, thùng bằng kim loại.
Các biện pháp này đã sử dụng thành công ở châu Á, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để có những cải tiến cho phù hợp với điều kiện môi trường của châu Phi./.
(TTXVN/Vietnam+)