Tại xã Ia Vêr, huyện Chư Prông (Gia Lai), hàng chục nghìn trụ tiêu có hiện tượng héo úa chỉ còn trơ bộ thân khô, khiến nhiều hộ thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ đồng.
Anh Mạc Văn Trường ở thôn Đông Hải cho biết gia đình anh có hơn 1.000 trụ tiêu thì đã chết đến 700 trụ. Vườn tiêu này của anh những năm trước cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng, vậy mà khoảng hai tháng trở lại đây bỗng dưng xuất hiện vài đốm đen trên lá rồi vàng lá, rụng đốt, rụng cành, sau đó lây lan rất nhanh và chết hàng loạt, ước tính thiệt hại cho gia đình hơn 1 tỷ đồng.
Theo thống kê, toàn xã Ia Vêr hiện có hơn 250ha hồ tiêu thì đã có hơn 60ha (tương đương với khoảng 12.000 trụ tiêu) đã bị chết. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do mưa nhiều, một số hộ gia đình làm vệ sinh vườn tiêu chưa tốt, nên cây bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, một số hộ cho rằng, do nguồn phân bón không đảm bảo chất lượng, nên xuất hiện nấm ở gốc cây. Cán bộ chính quyền địa phương cũng đã trực tiếp xuống các vườn tiêu để tìm hiểu nguyên nhân và giúp bà con khắc phục thiệt hại.
Ông Nguyễn Trúc - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Vêr, huyện Chư Prông cho biết trước tình hình thực tế trên, xã đang lập danh sách để tổng hợp số hộ bị thiệt hại gửi về huyện để xin ý kiến chỉ đạo, cũng như có sự hỗ trợ hợp lý cho nông dân. Giải pháp thứ hai là đề nghị các cơ quan chuyên môn kịp thời hỗ trợ xã để làm sao khắc phục đến mức thấp nhất tình hình dịch bệnh trên cây tiêu trong thời gian tới.
Về phía xã cũng đã tổ chức các hội nghị với các thôn trưởng, già làng, các hộ nông dân có diện tích thiệt hại và đi đến thống nhất chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho nông dân.
Hiện người dân đã cố gắng tìm mọi biện pháp để cứu chữa, song tiêu vẫn cứ chết dần. Tiêu chết, người nông dân không chỉ mất đi nguồn thu chính, mà ngay cả vốn liếng cũng như công sức bao lâu nay đều đổ sông, đổ biển.
Hiện nông dân Ia Vêr rất mong sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh Gia Lai, đặc biệt là sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp để giảm thiểu thiệt hại, cũng như có điều kiện để tiếp tục đầu tư tái sản xuất./.
Anh Mạc Văn Trường ở thôn Đông Hải cho biết gia đình anh có hơn 1.000 trụ tiêu thì đã chết đến 700 trụ. Vườn tiêu này của anh những năm trước cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng, vậy mà khoảng hai tháng trở lại đây bỗng dưng xuất hiện vài đốm đen trên lá rồi vàng lá, rụng đốt, rụng cành, sau đó lây lan rất nhanh và chết hàng loạt, ước tính thiệt hại cho gia đình hơn 1 tỷ đồng.
Theo thống kê, toàn xã Ia Vêr hiện có hơn 250ha hồ tiêu thì đã có hơn 60ha (tương đương với khoảng 12.000 trụ tiêu) đã bị chết. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do mưa nhiều, một số hộ gia đình làm vệ sinh vườn tiêu chưa tốt, nên cây bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, một số hộ cho rằng, do nguồn phân bón không đảm bảo chất lượng, nên xuất hiện nấm ở gốc cây. Cán bộ chính quyền địa phương cũng đã trực tiếp xuống các vườn tiêu để tìm hiểu nguyên nhân và giúp bà con khắc phục thiệt hại.
Ông Nguyễn Trúc - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Vêr, huyện Chư Prông cho biết trước tình hình thực tế trên, xã đang lập danh sách để tổng hợp số hộ bị thiệt hại gửi về huyện để xin ý kiến chỉ đạo, cũng như có sự hỗ trợ hợp lý cho nông dân. Giải pháp thứ hai là đề nghị các cơ quan chuyên môn kịp thời hỗ trợ xã để làm sao khắc phục đến mức thấp nhất tình hình dịch bệnh trên cây tiêu trong thời gian tới.
Về phía xã cũng đã tổ chức các hội nghị với các thôn trưởng, già làng, các hộ nông dân có diện tích thiệt hại và đi đến thống nhất chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho nông dân.
Hiện người dân đã cố gắng tìm mọi biện pháp để cứu chữa, song tiêu vẫn cứ chết dần. Tiêu chết, người nông dân không chỉ mất đi nguồn thu chính, mà ngay cả vốn liếng cũng như công sức bao lâu nay đều đổ sông, đổ biển.
Hiện nông dân Ia Vêr rất mong sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh Gia Lai, đặc biệt là sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp để giảm thiểu thiệt hại, cũng như có điều kiện để tiếp tục đầu tư tái sản xuất./.
Nguyễn Hoài Nam (TTXVN/Vietnam+)