Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phước Trung cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 8.000 hộ dân đang nuôi bò sữa với số lượng khoảng 80.000 con, tăng gần 30.000 con so với 5 năm trước đây.
Thực tế chăn nuôi bò sữa có dấu hiệu đáng mừng là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm và xu hướng chăn nuôi tập trung phát triển.
Trong số hơn 80.000 con bò sữa của thành phố, hiện có hơn 41.00 con đang trong giai đoạn vắt sữa, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 200.000 tấn sữa.
Theo ông Trung, nếu tính năng suất bình quân thì hiện bò sữa của thành phố có mức cao nhất nhưng về cá thể thì không thể so sánh với bò nuôi ở một vài địa phương với công nghệ cao, khí hậu mát và khô. Do tốc độ đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang diễn ra mạnh nên dự kiến đến năm 2015 lượng bò sữa trên địa bàn sẽ chỉ ở mức 83.000 con, thậm chí Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố định hướng tới năm 2020 lượng bò sữa sẽ chỉ còn hơn 70.000 con nhưng thay vào đó, quy mô hộ nuôi sẽ lớn hơn, các hộ nuôi không có lợi nhuận khi đó sẽ chuyển sang làm các nghề khác phù hợp.
Với số bò sữa còn lại, thành phố sẽ tập trung cải thiện con giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sữa. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ duy trì vai trò đầu mối cung cấp giống bò sữa cho các địa phương khác, hiện hàng năm ngành nông nghiệp thành phố đã cung cấp 5.000-5.500 con giống hàng hóa cho các địa phương trong khu vực, riêng năm 2010 đã cung cấp cho các tỉnh khác trên 9.000 con giống.
Hiện tại, chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều nhất ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12.
Người chăn nuôi đã từng bước thay đổi phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tiến chuồng trại, cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa và chuyển hướng chăn nuôi tập trung.
Thành phố đang khuyến khích người dân tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho đàn bò. Đến nay, diện tích trồng cỏ của thành phố đạt gần 3.800ha với sản lượng cỏ cung cấp ước đạt 750.000- 800.000 tấn/năm./.
Thực tế chăn nuôi bò sữa có dấu hiệu đáng mừng là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm và xu hướng chăn nuôi tập trung phát triển.
Trong số hơn 80.000 con bò sữa của thành phố, hiện có hơn 41.00 con đang trong giai đoạn vắt sữa, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 200.000 tấn sữa.
Theo ông Trung, nếu tính năng suất bình quân thì hiện bò sữa của thành phố có mức cao nhất nhưng về cá thể thì không thể so sánh với bò nuôi ở một vài địa phương với công nghệ cao, khí hậu mát và khô. Do tốc độ đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang diễn ra mạnh nên dự kiến đến năm 2015 lượng bò sữa trên địa bàn sẽ chỉ ở mức 83.000 con, thậm chí Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố định hướng tới năm 2020 lượng bò sữa sẽ chỉ còn hơn 70.000 con nhưng thay vào đó, quy mô hộ nuôi sẽ lớn hơn, các hộ nuôi không có lợi nhuận khi đó sẽ chuyển sang làm các nghề khác phù hợp.
Với số bò sữa còn lại, thành phố sẽ tập trung cải thiện con giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sữa. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ duy trì vai trò đầu mối cung cấp giống bò sữa cho các địa phương khác, hiện hàng năm ngành nông nghiệp thành phố đã cung cấp 5.000-5.500 con giống hàng hóa cho các địa phương trong khu vực, riêng năm 2010 đã cung cấp cho các tỉnh khác trên 9.000 con giống.
Hiện tại, chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều nhất ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12.
Người chăn nuôi đã từng bước thay đổi phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tiến chuồng trại, cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa và chuyển hướng chăn nuôi tập trung.
Thành phố đang khuyến khích người dân tận dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho đàn bò. Đến nay, diện tích trồng cỏ của thành phố đạt gần 3.800ha với sản lượng cỏ cung cấp ước đạt 750.000- 800.000 tấn/năm./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)