Thứ trưởng tài chính Đức Joerg Asmussen ngày 10/10 nói rằng kế hoạch tái cấp vốn cho các ngân hàng châu Âu cần phải nằm trong một chương trình sâu, rộng hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro hiện nay.
Phát biểu trước Ủy ban nghị viện châu Âu tại Brussels (Bỉ), ông Asmussen nói rằng cuộc họp quan trọng giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào cuối tuần qua là một "điểm khởi đầu tốt."
Sau các cuộc đàm phán tại Berlin cuối ngày 9/10, hai nhà lãnh đạo này đã cam kết thống nhất hành động để củng cố các ngân hàng châu Âu và đối phó với cuộc khủng hoảng nợ Eurozone trong những tuần tới.
Các quan chức hai nước hiện đang tập trung soạn thảo chi tiết kế hoạch toàn diện vào cuối tuần này, trong đó, theo phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seihert, sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực là tái cấp vốn cho các ngân hàng, xác định cách thức hoạt động của Quỹ ổn định tài chính châu Âu, hỗ trợ công việc của các công ty kiểm toán quốc tế ở Hy Lạp, và thắt chặt các quy định của Liên minh châu Âu về vấn đề nợ.
Ông Asmussen - hiện là ứng cử viên cho vị trí nhà kinh tế chủ chốt của ECB - cho rằng châu Âu cần một chương trình tổng thể; ông ủng hộ giải pháp tái cấp vốn cho các ngân hàng là một phần trong chương trình toàn diện hơn, chứ không nên tách biệt biện pháp này.
Chương trình này cũng bao gồm "giải pháp đáng tin cậy cho Hy Lạp" cũng như các biện pháp bảo vệ các nước Eurozone khác bằng cách tăng cường các công cụ sẵn có cho quỹ trợ giúp EU. Ông Asmussen từ chối bình luận về tin tức cho rằng có tới 60% nợ Hy Lạp có thể xóa bỏ được.
Ông Asmussen khẳng định không có chuyện khủng hoảng đồng euro, bởi đồng tiền chung này "mạnh và ổn định." Tuy nhiên, ông chỉ trích các chính phủ Eurozone khi chỉ có ECB là tổ chức tài chính duy nhất ở châu Âu "hành động nhanh và mang tính quyết định" trong cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại Eurozone.
Cùng ngày 10/10, Phó Chủ tịch ECB, Vitor Constancio, nhấn mạnh những nguy cơ lây lan cuộc khủng hoảng nợ Eurozone là "rất đáng kể" và tùy thuộc vào khả năng của chính phủ các nước trong việc kiềm chế rủi ro. Ông nhấn mạnh "kiềm chế sự lây lan này" có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vượt qua cuộc khủng hoảng nợ châu Âu hiện nay./.
Phát biểu trước Ủy ban nghị viện châu Âu tại Brussels (Bỉ), ông Asmussen nói rằng cuộc họp quan trọng giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào cuối tuần qua là một "điểm khởi đầu tốt."
Sau các cuộc đàm phán tại Berlin cuối ngày 9/10, hai nhà lãnh đạo này đã cam kết thống nhất hành động để củng cố các ngân hàng châu Âu và đối phó với cuộc khủng hoảng nợ Eurozone trong những tuần tới.
Các quan chức hai nước hiện đang tập trung soạn thảo chi tiết kế hoạch toàn diện vào cuối tuần này, trong đó, theo phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seihert, sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực là tái cấp vốn cho các ngân hàng, xác định cách thức hoạt động của Quỹ ổn định tài chính châu Âu, hỗ trợ công việc của các công ty kiểm toán quốc tế ở Hy Lạp, và thắt chặt các quy định của Liên minh châu Âu về vấn đề nợ.
Ông Asmussen - hiện là ứng cử viên cho vị trí nhà kinh tế chủ chốt của ECB - cho rằng châu Âu cần một chương trình tổng thể; ông ủng hộ giải pháp tái cấp vốn cho các ngân hàng là một phần trong chương trình toàn diện hơn, chứ không nên tách biệt biện pháp này.
Chương trình này cũng bao gồm "giải pháp đáng tin cậy cho Hy Lạp" cũng như các biện pháp bảo vệ các nước Eurozone khác bằng cách tăng cường các công cụ sẵn có cho quỹ trợ giúp EU. Ông Asmussen từ chối bình luận về tin tức cho rằng có tới 60% nợ Hy Lạp có thể xóa bỏ được.
Ông Asmussen khẳng định không có chuyện khủng hoảng đồng euro, bởi đồng tiền chung này "mạnh và ổn định." Tuy nhiên, ông chỉ trích các chính phủ Eurozone khi chỉ có ECB là tổ chức tài chính duy nhất ở châu Âu "hành động nhanh và mang tính quyết định" trong cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại Eurozone.
Cùng ngày 10/10, Phó Chủ tịch ECB, Vitor Constancio, nhấn mạnh những nguy cơ lây lan cuộc khủng hoảng nợ Eurozone là "rất đáng kể" và tùy thuộc vào khả năng của chính phủ các nước trong việc kiềm chế rủi ro. Ông nhấn mạnh "kiềm chế sự lây lan này" có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vượt qua cuộc khủng hoảng nợ châu Âu hiện nay./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)