Đợt giá lạnh bất thường tiếp tục gây rối loạn sinh hoạt ở nhiều nước châu Âu, giao thông nhiều nơi hoàn toàn tê liệt, số người chết vì giá rét tăng cao. Trong khi đó, Nga lại tuyên bố không thể cấp bổ sung khí đốt cho Đông Âu.
Tuyết rời dày nhất tại Italy trong 25 năm qua
Đợt không khí lạnh tràn xuống từ miền Bắc Italy với những trận mưa tuyết dày trong hai ngày 3 và 4/2 đã khiến thủ đô Rome và các vùng lân cận bị bao phủ bởi hoàn toàn một màu tuyết trắng.
Tuyết rơi bắt đầu từ chiều 3/2 đến rạng sáng 4/2 tạo thành lớp tuyết dày trung bình trên 40cm đã gây gián đoạn giao thông tại thủ đô Rome. Cư dân thành phố này hiện đang trải qua ngày thứ hai trong đợt lạnh dữ dội nhất trong những năm gần đây.
Một số trường học, cơ quan nhà nước, các điểm du lịch nổi tiếng như Đấu trường La Mã, đồi Palatine phải đóng cửa kể từ trưa 3/2. Tàu hỏa, xe điện, xe buýt bị đình trệ, việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Vào chiều 3/2, nhiều trường học đã buộc phải liên lạc với phụ huynh đến đón học sinh sớm hơn theo quy định. Nhiều công nhân, người lao động phải đi bộ từ cơ quan, công xưởng về nhà do taxi và xe buýt gần như không hoạt động trong ngày 3/2.
Thị trưởng Rome, Gianni Alemanno đã phải ban hành quy định xe ôtô phải mang bánh xích hoặc lốp chuyên dụng mới có thể được lưu hành trên các tuyến đường trong thành phố cho đến tận trưa 5/2.
Trận bóng đá giải Serie A giữa AS Roma và Inter Milan tại sân vận động Olimpico ở Rome cũng đã được dời từ ngày 4/2 sang ngày 5/2 do thời tiết xấu.
Tại thành phố Trepalle ở vùng Lombardy, miền Bắc Italy, nhiệt độ giảm xuống -22°C. Nhiều trường học ở các thành phố Cesena, Forli và Ravenna dự kiến sẽ tiếp tục đóng cửa vào ngày 6/2. Ngày 4/2, lực lượng cứu hộ Italy buộc phải sơ tán hàng trăm hành khách đến nơi an toàn sau khi chiếc phà chở họ bị mắc cạn vì bão tuyết.
Tai nạn xảy ra khi chiếc phà nói trên vừa rời cảng Civitavecchia gần thủ đô Rome, khiến phà bị rách một miếng dài tới 25 mét ngay trên ngấn nước. Hơn 260 hành khách bị một phen hoảng loạn vì lo ngại lặp lại bi kịch chìm tàu du lịch hồi tháng trước khiến 32 người thiệt mạng.
Nhiều chuyến tàu giữa thành phố Florence và Bologna bị lùi giờ khởi hành. Hơn 40 chuyến bay xuất phát từ sân bay Fiumucino bị hủy bỏ. Cơ quan hữu quan buộc phải huy động người dân giúp dọn tuyết, trong khi các đơn vị cứu hộ nỗ lực giải thoát hàng trăm người bị mắc kẹt trong xe ôtô hoặc trên tàu hỏa.
Tuy nhiên, mặc cho thời tiết giá lạnh, tuyết phủ trắng trên đường nhưng người dân Rome vẫn kéo nhau ra phố, các công viên để nghịch tuyết và ngắm cảnh.
Cư dân thành phố và khách du lịch tỏ ra rất thích thú với trận mưa tuyết này, bởi đây là lần đầu tiên tuyết phủ dày tại Rome trong vòng 25 năm qua.
Nhiệt độ tại Thụy Sĩ xuống thấp kỷ lục
Trong đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4/2, nhiệt độ thấp nhất được Cơ quan Khí tượng Thụy Sĩ ghi nhận là -34 độ C tại bang Schwytz.
Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng Thụy Sĩ, hiện tại nhiều vùng của nước này, nhiệt độ đã xuống thấp tới mức kỷ lục trong tháng Hai kể từ 30 năm trở lại đây.
Tại các khu vực cao nguyên, nhiệt độ dao động từ -15 tới -20 độ. Còn ở khu vực ven hồ Leman, thành phố Geneva ngày 4/2, nhiệt độ đo được thấp kỷ lục -20 độ C. Mọi vật tại khu vực này hầu như bị đóng băng.
Thời tiết băng giá cũng khiến cho giao thông đường sắt tại Thụy Sĩ bị ngưng trệ vì hệ thống đường ray bị đóng băng.
Theo phát ngôn viên của Công ty Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ, 60% hệ thống đường sắt của Thụy Sĩ được trang bị hệ thống sưởi điện hoặc gaz, tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình -15 độ C, hệ thống sưởi này không thể luôn hoạt động.
Phát ngôn viên của tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), có trụ sở tại Geneva cho biết thời tiết giá lạnh bất thường tại châu Âu sẽ kéo dài khoảng một tuần nữa.
Giao thông nhiều nước tê liệt
Tại Ukraine, một số sân bay phải đóng cửa, nhiều chuyến bay và tàu hỏa phải lùi giờ khởi hành, các tuyến quốc lộ bị phong tỏa vì tuyết rơi dày.
Giao thông ở Bosnia, Croatia và Serbia cũng tê liệt vì tuyết rơi. Hai sân bay và một tuyến đường tàu hỏa ở Montenegro ngừng hoạt động vì nguy cơ tuyết lở, trong khi các làng ở miền núi nước này bị cắt điện.
Sân bay Amsterdam-Schiphon ở Hà Lan lùi giờ khởi hành hoặc hủy hàng chục chuyến bay. Đợt lạnh bất thường này còn cướp đi sinh mạng của vài trăm người ở một loạt nước châu Âu.
Nga không thể cấp khí đốt bổ sung cho Đông Âu
Giữa lúc giá rét đang hoành hành ở châu Âu, Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga cùng ngày thông báo không thể cấp thêm khí đốt cho các nước khu vực Đông Âu.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng nước này Vladimir Putin, Phó Chủ tịch Gazprom Alexander Kruglov báo cáo hiện tập đoàn này không thể đáp ứng số lượng khí đốt bổ sung mà các đối tác Đông Âu yêu cầu.
Ông Putin khẳng định các yêu cầu của châu Âu phải được tôn trọng, nhưng ưu tiên của Gazprom là cung cấp khí đốt cho những người tiêu dùng Nga cũng đang trải qua một mùa Đông vô cùng lạnh giá.
Trước đó một ngày, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), cho biết các nước Áo, Bulgaria, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italy, Ba Lan, Romania và Slovakia đều thông báo tình trạng sụt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga./.
Tuyết rời dày nhất tại Italy trong 25 năm qua
Đợt không khí lạnh tràn xuống từ miền Bắc Italy với những trận mưa tuyết dày trong hai ngày 3 và 4/2 đã khiến thủ đô Rome và các vùng lân cận bị bao phủ bởi hoàn toàn một màu tuyết trắng.
Tuyết rơi bắt đầu từ chiều 3/2 đến rạng sáng 4/2 tạo thành lớp tuyết dày trung bình trên 40cm đã gây gián đoạn giao thông tại thủ đô Rome. Cư dân thành phố này hiện đang trải qua ngày thứ hai trong đợt lạnh dữ dội nhất trong những năm gần đây.
Một số trường học, cơ quan nhà nước, các điểm du lịch nổi tiếng như Đấu trường La Mã, đồi Palatine phải đóng cửa kể từ trưa 3/2. Tàu hỏa, xe điện, xe buýt bị đình trệ, việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Vào chiều 3/2, nhiều trường học đã buộc phải liên lạc với phụ huynh đến đón học sinh sớm hơn theo quy định. Nhiều công nhân, người lao động phải đi bộ từ cơ quan, công xưởng về nhà do taxi và xe buýt gần như không hoạt động trong ngày 3/2.
Thị trưởng Rome, Gianni Alemanno đã phải ban hành quy định xe ôtô phải mang bánh xích hoặc lốp chuyên dụng mới có thể được lưu hành trên các tuyến đường trong thành phố cho đến tận trưa 5/2.
Trận bóng đá giải Serie A giữa AS Roma và Inter Milan tại sân vận động Olimpico ở Rome cũng đã được dời từ ngày 4/2 sang ngày 5/2 do thời tiết xấu.
Tại thành phố Trepalle ở vùng Lombardy, miền Bắc Italy, nhiệt độ giảm xuống -22°C. Nhiều trường học ở các thành phố Cesena, Forli và Ravenna dự kiến sẽ tiếp tục đóng cửa vào ngày 6/2. Ngày 4/2, lực lượng cứu hộ Italy buộc phải sơ tán hàng trăm hành khách đến nơi an toàn sau khi chiếc phà chở họ bị mắc cạn vì bão tuyết.
Tai nạn xảy ra khi chiếc phà nói trên vừa rời cảng Civitavecchia gần thủ đô Rome, khiến phà bị rách một miếng dài tới 25 mét ngay trên ngấn nước. Hơn 260 hành khách bị một phen hoảng loạn vì lo ngại lặp lại bi kịch chìm tàu du lịch hồi tháng trước khiến 32 người thiệt mạng.
Nhiều chuyến tàu giữa thành phố Florence và Bologna bị lùi giờ khởi hành. Hơn 40 chuyến bay xuất phát từ sân bay Fiumucino bị hủy bỏ. Cơ quan hữu quan buộc phải huy động người dân giúp dọn tuyết, trong khi các đơn vị cứu hộ nỗ lực giải thoát hàng trăm người bị mắc kẹt trong xe ôtô hoặc trên tàu hỏa.
Tuy nhiên, mặc cho thời tiết giá lạnh, tuyết phủ trắng trên đường nhưng người dân Rome vẫn kéo nhau ra phố, các công viên để nghịch tuyết và ngắm cảnh.
Cư dân thành phố và khách du lịch tỏ ra rất thích thú với trận mưa tuyết này, bởi đây là lần đầu tiên tuyết phủ dày tại Rome trong vòng 25 năm qua.
Nhiệt độ tại Thụy Sĩ xuống thấp kỷ lục
Trong đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4/2, nhiệt độ thấp nhất được Cơ quan Khí tượng Thụy Sĩ ghi nhận là -34 độ C tại bang Schwytz.
Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng Thụy Sĩ, hiện tại nhiều vùng của nước này, nhiệt độ đã xuống thấp tới mức kỷ lục trong tháng Hai kể từ 30 năm trở lại đây.
Tại các khu vực cao nguyên, nhiệt độ dao động từ -15 tới -20 độ. Còn ở khu vực ven hồ Leman, thành phố Geneva ngày 4/2, nhiệt độ đo được thấp kỷ lục -20 độ C. Mọi vật tại khu vực này hầu như bị đóng băng.
Thời tiết băng giá cũng khiến cho giao thông đường sắt tại Thụy Sĩ bị ngưng trệ vì hệ thống đường ray bị đóng băng.
Theo phát ngôn viên của Công ty Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ, 60% hệ thống đường sắt của Thụy Sĩ được trang bị hệ thống sưởi điện hoặc gaz, tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình -15 độ C, hệ thống sưởi này không thể luôn hoạt động.
Phát ngôn viên của tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), có trụ sở tại Geneva cho biết thời tiết giá lạnh bất thường tại châu Âu sẽ kéo dài khoảng một tuần nữa.
Giao thông nhiều nước tê liệt
Tại Ukraine, một số sân bay phải đóng cửa, nhiều chuyến bay và tàu hỏa phải lùi giờ khởi hành, các tuyến quốc lộ bị phong tỏa vì tuyết rơi dày.
Giao thông ở Bosnia, Croatia và Serbia cũng tê liệt vì tuyết rơi. Hai sân bay và một tuyến đường tàu hỏa ở Montenegro ngừng hoạt động vì nguy cơ tuyết lở, trong khi các làng ở miền núi nước này bị cắt điện.
Sân bay Amsterdam-Schiphon ở Hà Lan lùi giờ khởi hành hoặc hủy hàng chục chuyến bay. Đợt lạnh bất thường này còn cướp đi sinh mạng của vài trăm người ở một loạt nước châu Âu.
Nga không thể cấp khí đốt bổ sung cho Đông Âu
Giữa lúc giá rét đang hoành hành ở châu Âu, Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga cùng ngày thông báo không thể cấp thêm khí đốt cho các nước khu vực Đông Âu.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng nước này Vladimir Putin, Phó Chủ tịch Gazprom Alexander Kruglov báo cáo hiện tập đoàn này không thể đáp ứng số lượng khí đốt bổ sung mà các đối tác Đông Âu yêu cầu.
Ông Putin khẳng định các yêu cầu của châu Âu phải được tôn trọng, nhưng ưu tiên của Gazprom là cung cấp khí đốt cho những người tiêu dùng Nga cũng đang trải qua một mùa Đông vô cùng lạnh giá.
Trước đó một ngày, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), cho biết các nước Áo, Bulgaria, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italy, Ba Lan, Romania và Slovakia đều thông báo tình trạng sụt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga./.
(TTXVN/Vietnam+)