Thông cáo báo chí của Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 10/2 cho biết Indonesia - nước đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, đã được mời tham dự cuộc họp sắp tới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.
Sau những nỗ lực ngoại giao của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa hồi tuần qua nhằm hòa giải xung đột giữa Thái Lan và Campuchia, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc quyết định sẽ họp bàn về vấn đề này tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York vào ngày 14/2, xem đây là một vấn đề cấp bách.
Chủ tịch ASEAN được mời tham dự cuộc họp quan trọng này, cùng với Thái Lan và Campuchia. Điều này thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trong khu vực bằng các biện pháp hòa bình.
Theo Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, sự tham dự của Chủ tịch ASEAN vào phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "thể hiện sự tiến triển trong các nỗ lực của ASEAN giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên theo đúng Hiến chương ASEAN". Ông nhấn mạnh "điều này đặc biệt quan trọng bởi sẽ tạo tiền đề cho các cơ chế xử lý tranh chấp trong tương lai của ASEAN."
Tổng thư ký ASEAN cũng cho biết cả Thái Lan và Campuchia cùng hoan nghênh Ngoại trưởng Indonesia giúp đỡ tìm kiếm cách thức giải quyết bất đồng một cách hòa bình, trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường cơ chế giải quyết những tranh chấp trong khu vực theo Hiến chương ASEAN.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 10/2, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã bác bỏ đề xuất của Pháp giúp giải quyết tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero ngày 9/2 cho biết Pháp sẵn sàng trợ giúp bằng cách cung cấp các bản đồ do họ lập ra đầu thế kỷ 20 khi Pháp cai trị Đông Dương.
Theo ông Abhisit, Liên hợp quốc và ASEAN muốn hai nước giải quyết vấn đề tranh chấp thông qua khuôn khổ song phương. Nếu muốn giúp đỡ, Pháp cần giải thích với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) rằng Thái Lan muốn đình chỉ việc đưa đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới. Điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia.
Trong khi đó, Liên minh nhân dân vì dân chủ, hay còn gọi là phong trào "áo vàng" ở Thái Lan ngày 10/2 tuyên bố sẽ tới huyện Kantharalak, tỉnh Sri Sa Ket nhằm cổ vũ tinh thần cho các binh sỹ và người dân Thái ở khu vực này trước các cuộc xung đột với phía Campuchia.
Giao tranh giữa các binh sỹ Thái Lan và Campuchia trong những ngày qua ở khu vực đền Preah Vihear đã làm ít nhất 8 người thuộc cả hai bên thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương./.
Sau những nỗ lực ngoại giao của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa hồi tuần qua nhằm hòa giải xung đột giữa Thái Lan và Campuchia, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc quyết định sẽ họp bàn về vấn đề này tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York vào ngày 14/2, xem đây là một vấn đề cấp bách.
Chủ tịch ASEAN được mời tham dự cuộc họp quan trọng này, cùng với Thái Lan và Campuchia. Điều này thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trong khu vực bằng các biện pháp hòa bình.
Theo Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, sự tham dự của Chủ tịch ASEAN vào phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "thể hiện sự tiến triển trong các nỗ lực của ASEAN giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên theo đúng Hiến chương ASEAN". Ông nhấn mạnh "điều này đặc biệt quan trọng bởi sẽ tạo tiền đề cho các cơ chế xử lý tranh chấp trong tương lai của ASEAN."
Tổng thư ký ASEAN cũng cho biết cả Thái Lan và Campuchia cùng hoan nghênh Ngoại trưởng Indonesia giúp đỡ tìm kiếm cách thức giải quyết bất đồng một cách hòa bình, trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường cơ chế giải quyết những tranh chấp trong khu vực theo Hiến chương ASEAN.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 10/2, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã bác bỏ đề xuất của Pháp giúp giải quyết tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero ngày 9/2 cho biết Pháp sẵn sàng trợ giúp bằng cách cung cấp các bản đồ do họ lập ra đầu thế kỷ 20 khi Pháp cai trị Đông Dương.
Theo ông Abhisit, Liên hợp quốc và ASEAN muốn hai nước giải quyết vấn đề tranh chấp thông qua khuôn khổ song phương. Nếu muốn giúp đỡ, Pháp cần giải thích với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) rằng Thái Lan muốn đình chỉ việc đưa đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới. Điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia.
Trong khi đó, Liên minh nhân dân vì dân chủ, hay còn gọi là phong trào "áo vàng" ở Thái Lan ngày 10/2 tuyên bố sẽ tới huyện Kantharalak, tỉnh Sri Sa Ket nhằm cổ vũ tinh thần cho các binh sỹ và người dân Thái ở khu vực này trước các cuộc xung đột với phía Campuchia.
Giao tranh giữa các binh sỹ Thái Lan và Campuchia trong những ngày qua ở khu vực đền Preah Vihear đã làm ít nhất 8 người thuộc cả hai bên thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương./.
(TTXVN/Vietnam+)