Ngày 20/8, Liên hợp quốc đã quyết định hoãn Hội nghị cấp cao toàn cầu về các bệnh không lây nhiễm (NCD) dự kiến diễn ra vào tháng 10, vì các nước thành viên chưa đạt được đồng thuận về một cơ chế toàn cầu phòng chống các bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, NCD đã trở thành gánh nặng khổng lồ cho toàn thế giới, vì vậy cần một cơ chế toàn cầu đối phó với thách thức này.
Trong khi đó, Liên minh chống các bệnh NCD (NCDA) tập hợp hơn 2.000 tổ chức ở 170 nước đã đưa NCD vào chương trình nghị sự toàn cầu.
NCD đã trở thành vấn đề không thể kiểm soát ở bất cứ nước nào và giải quyết NCD không chỉ là vấn đề y tế mà đã thực sự trở thành vấn đề trong các hệ thống vận tải, tiếp thị lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, Chủ tịch NCDA, bà Ann Keeling cảnh báo, việc các nước thành viên Liên hợp quốc vẫn có lập trường khác nhau về cuộc chiến chống các bệnh không lây nhiễm đã làm chậm tiến trình chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về NCD, đe dọa tiến bộ quốc tế về xử lý bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu.
Bà nhấn mạnh, sự chia rẽ về cam kết toàn cầu chống NCD trong các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và mức độ cam kết tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển bắt nguồn từ các ưu tiên và các nguồn lực khác nhau.
Liên minh chống các bệnh không lây nhiễm kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc thống nhất mục tiêu giảm 25% số người tử vong vào năm 2025 vì các bệnh NCD có thể phòng ngừa với lịch trình cụ thể cùng sáng kiến hợp tác cấp cao thúc đẩy tiến triển trong cuộc chiến này.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, số người trên thế giới chết vì các bệnh NCD (chủ yếu là bốn bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch và hô hấp) chiếm 63% tổng số người chết vì bệnh tật trên toàn cầu.
WHO dự báo đến năm 2030, có tới 52 triệu người chết mỗi năm vì NCD./.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, NCD đã trở thành gánh nặng khổng lồ cho toàn thế giới, vì vậy cần một cơ chế toàn cầu đối phó với thách thức này.
Trong khi đó, Liên minh chống các bệnh NCD (NCDA) tập hợp hơn 2.000 tổ chức ở 170 nước đã đưa NCD vào chương trình nghị sự toàn cầu.
NCD đã trở thành vấn đề không thể kiểm soát ở bất cứ nước nào và giải quyết NCD không chỉ là vấn đề y tế mà đã thực sự trở thành vấn đề trong các hệ thống vận tải, tiếp thị lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, Chủ tịch NCDA, bà Ann Keeling cảnh báo, việc các nước thành viên Liên hợp quốc vẫn có lập trường khác nhau về cuộc chiến chống các bệnh không lây nhiễm đã làm chậm tiến trình chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về NCD, đe dọa tiến bộ quốc tế về xử lý bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu.
Bà nhấn mạnh, sự chia rẽ về cam kết toàn cầu chống NCD trong các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và mức độ cam kết tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển bắt nguồn từ các ưu tiên và các nguồn lực khác nhau.
Liên minh chống các bệnh không lây nhiễm kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc thống nhất mục tiêu giảm 25% số người tử vong vào năm 2025 vì các bệnh NCD có thể phòng ngừa với lịch trình cụ thể cùng sáng kiến hợp tác cấp cao thúc đẩy tiến triển trong cuộc chiến này.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, số người trên thế giới chết vì các bệnh NCD (chủ yếu là bốn bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch và hô hấp) chiếm 63% tổng số người chết vì bệnh tật trên toàn cầu.
WHO dự báo đến năm 2030, có tới 52 triệu người chết mỗi năm vì NCD./.
(TTXVN/Vietnam+)