Gần đây, tại các cuộc họp trực tuyến giữa Ban Quản lý dự án đường sắt và tổng thầu, tổng thầu nêu nhu cầu cần 50 triệu USD để vận hành thử, phục vụ nghiệm thu dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông để đưa vào khai thác vận hành trong năm 2020.
Thành ủy Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai đầu tư hai tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai và tuyến số 5 đoạn Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc.
Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải thống nhất thành lập Tổ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là dự án quan trọng của quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, cần thúc đẩy đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu tổn thất, lãng phí.
Do có hộ chiếu công vụ nên Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông (Tổng thầu Trung Quốc) đã có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông này đã được cách ly theo đúng quy định.
Do dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV nên các chuyên gia của Trung Quốc chưa sang làm việc trở lại, nên khi họ trở lại làm việc, dự án sẽ bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh-Hà Đông.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông hiện đã trả nợ gốc khoản vay lại với tổng số tiền là trên 398 tỷ đồng, số tiền trả nợ gốc còn lại trong tổng mức đầu tư chỉ còn hơn 1,9 tỷ đồng.
Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đã quy định hạn chế xuất cảnh đối với công dân đi các nước do dịch virus corona nên các chuyên gia dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam làm việc.
Để vận hành dự án, tổng thầu phải hoàn thiện đề cương, cũng như vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh-Hà Đông trong 20 ngày để đánh giá an toàn hệ thống và phục vụ nghiệm thu toàn bộ.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang được tư vấn Pháp thực hiện đánh giá chứng nhận an toàn và theo đúng tiêu chuẩn thế giới đã cam kết gồm quy trình vận hành, bảo dưỡng, xử lý sự cố…
Mạng lưới vận tải công cộng cần có vé dùng chung, dễ sử dụng để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và cơ quan quản lý thống kê chính xác nhu cầu và quy luật đi lại của hành khách.
Phân tích về nguyên nhân đội vốn ở các dự án đường sắt đô thị so với dự toán, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định là do chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư.
Đến năm 2030, bên cạnh xe buýt, Hà Nội sẽ có các loại hình vận tải hành khách công cộng có sức chứa lớn gồm 8 tuyến buýt BRT và 9 tuyến đường sắt đô thị nằm trong vành đai 4.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ được vận hành thử toàn hệ thống để phục vụ đánh giá, nghiệm thu dự án nhằm đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019.
Khi được hỏi về tiến trình vận hành thương mại của tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho hay vẫn đang chờ tư vấn đánh giá, chưa nghiệm thu.
Bộ Giao thông Vận tải vừa tiết lộ nguyên nhân đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ và đưa ra các giải pháp quyết liệt để dự án sớm hoàn thành, khai thác thương mại.
Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông được khởi công năm 2011, sau 8 lần sai hẹn về đích mà lần gần nhất theo cam kết của Bộ Giao thông Vận tải là vào tháng 4/2019 nhưng bất thành.