Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ký một thỏa thuận chung về khí hậu, theo đó sẽ tuyên bố "tính không thể đảo ngược" của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học của ANU cho rằng các trang trại gió và năng lượng Mặt Trời là giải pháp hữu hiệu nhất để làm giảm lượng khí thải carbon trong khí quyển.
Hơn 250 triệu euro (khoảng 380 triệu USD) là khoản tiền mà 5 tập đoàn dầu khí đã chi từ năm 2010 để vận động hành lang giới chức Liên minh châu Âu (EU), qua đó tác động đến chính sách khí hậu của EU.
Kể từ năm 2021, mỗi tấn khí thải CO2 sẽ được Đức định giá là 10 euro/tấn (khoảng 11,12 USD) và đến năm 2025, giá khí thải CO2 dự kiến sẽ tăng lên mức 35 euro/tấn.
Ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khi chỉ còn 2 tuần nữa là Washington sẽ bắt đầu tiến trình này.
Nhà Trắng ngày 17/10 cho biết biến đổi khí hậu sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vào năm tới.
Liên hợp quốc thông báo 66 quốc gia đã cam kết giảm lượng khí thải carbon về bằng 0 vào năm 2050, một mục tiêu then chốt nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trong dài hạn.
Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada cho biết hiện khí hậu Canada đang nóng lên với tốc độ nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới và gấp 3 lần so với khu Bắc cực.
Thủ tướng Thái Lan cho biết ASEAN đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, trong khi các quốc gia thành viên cũng đang có những bước tiến để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Theo sắc lệnh được Thủ tướng Medvedev ký, Nga chính thức thông qua Hiệp định Paris và sẽ phân phối các nguồn lực tài chính đến các nước đang phát triển để ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cảnh báo này được đưa ra sau một báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình trên toàn cầu giai đoạn 2015-2019 có xu hướng cao kỷ lục so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào trước đây.
Với hàng trăm triệu người mất nhà cửa do tình trạng nước biển dâng, một viễn cảnh chắc chắn xảy ra trong tương lai gần, đó sẽ mãi mãi là một cuộc "di tản" không có ngày trở về.
Ban tổ chức 350.org cho biết khoảng 4 triệu người đã xuống đường tại các thành phố trên khắp thế giới kêu gọi chống lại mối đe dọa đối với hành tinh của chúng ta do nhiệt độ tăng.
Biến đổi khí hậu đang là tác nhân gây ra nghèo đói, xung đột, kém phát triển và đẩy con người tại nhiều khu vực trên thế giới ngày càng xa ngưỡng cửa hòa bình, ổn định.
Trong sáng kiến "Cam kết khí hậu," Amazon đã đạt thỏa thuận mua 100.000 xe giao hàng chạy bằng điện từ công ty khởi nghiệp Rivivan, qua đó giúp giảm khí phái thải.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo nhằm hối thúc cộng đồng quốc tế cần đẩy nhanh hơn nữa những hành động thiết thực để cắt giảm lượng khí phát thải gây biến đổi khí hậu.
Các mô hình riêng rẽ của hai trung tâm nghiên cứu hàng đầu tại Pháp cho thấy đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng từ 6,5-7 độ C so với mức nhiệt thời tiền công nghiệp.
Nhà hoạt động khí hậu trẻ tuổi Greta Thunberg dẫn đầu cuộc tuần hành đã kêu gọi Mỹ và Tổng thống Donald Trump nhanh chóng hành động để loại bỏ những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Trong báo cáo 5 năm về tình trạng rạn san hô lớn nhất thế giới này, Cơ quan Bảo tồn hàng hải Australia đã chỉ ra rằng nhiệt độ nước biển tăng do biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất.