Việc xử lý được tình trạng vi phạm bản quyền trên không gian mạng phải mất nhiều công sức, thời gian vì các trang vi phạm bản quyền nội dung số có nhiều biện pháp lách luật, thậm chí qua mặt AI.
Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với WIPO trong chiến lược phát triển một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu bao trùm, cân bằng, và hiệu quả, cho phép đổi mới và sáng tạo vì lợi ích toàn dân.
Kiểm tra chợ bán phụ tùng xe máy lớn nhất phía Nam tại chợ Tân Thành, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/12, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Để bảo vệ và phát triển thương hiệu, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 đề nghị doanh nghiệp cần tích cực thực hiện tốt các quy định của pháp luật, đăng ký sở hữu trí tuệ bảo vệ tài sản của mình.
Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, xử lý vi phạm chỉ giải quyết được phần ngọn, còn nội dung rất quan trọng là tuyên truyền để người dân biết cách phóng tránh, ngăn ngừa hàng giả.
Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương được các tổ chức, cá nhân chú trọng hơn, thể hiện qua số hồ sơ đăng ký bảo hộ năm sau cao hơn năm trước, số văn bằng được cấp cũng tăng mạnh.
Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đến nay, đã có 42 tỉnh, thành phố ban hành các cơ chế, chính sách phát triển tài sản trí tuệ dưới các hình thức khác nhau.
Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục trình Quốc hội vào kỳ tới theo hướng không thu hẹp phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Trước thực trạng báo động đỏ vi phạm sở hữu trí tuệ, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường giai đoạn từ nay đến 2030, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ chính của lực lượng.
Kiểm tra kho hàng tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Đội Quản lý thị trường số 17 đã phát hiện và tạm giữ hơn 2.000 can nước giặt có nhãn D-nee, Comfort có dấu hiệu hàng giả.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đòi hỏi sự phối hợp của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, lực lượng chức năng và các cấp, các ngành.
Đội Quản lý thị trường số 1, phối hợp với Tổ công tác 368 và Cục A05 phát hiện và tạm giữ gần 5.000 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả các nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền.
WIPO chọn chủ đề “Đổi mới sáng tạo vì một tương lai Xanh” cho Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2020, theo đó đặt đổi mới sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo làm trọng tâm.
Kiểm tra tại chợ Bến Thành, lực lượng Quản lý thị trường đã tạm giữ 1.276 đơn vị sản phẩm gồm ví, đồng hồ, túi xách... có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu với tổng trị giá là 117.945.000 đồng.
Chỉ tính trong giai đoạn 2017-2018, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 141.000 vụ, phát hiện, xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 430 tỷ đồng.
Qua kiểm tra tại cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ gần 500 đôi giầy có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa tiến hành tiêu hủy 63 tấn hàng hóa vi phạm pháp luật, gồm thuốc lá, xì gà, dược liệu, hóa phẩm... trị giá gần 6 tỷ đồng.
Seven.Am không có xưởng may mặc riêng, tuy nhiên doanh nghiệp này có hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú, phường Văn Quán, Hà Đông.
Sau đợt truy quét cách đây 4 tháng, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục thu giữ nhiều hàng nghi nhập lậu, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square và chợ Bến Thành.
Hơn 2.200 đôi giày có dầu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Nike, Adidas, Converse, Van, Tomy, Zara, Fila vừa bị lực lượng chức năng thu giữ trên địa bàn Hà Nội.