Một nguồn tin trong Chính phủ Ecuador cho biết, Chính phủ Mỹ đã đưa ra cam kết miệng với Ecuador rằng sẽ không tìm kiếm án tử hình đối với nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange.
Các vụ tấn công chủ yếu bắt nguồn từ Mỹ, Brazil, Hà Lan, Đức, Romania, Pháp, Áo, Anh và cả từ chính Ecuador với mục tiêu là các trang mạng của Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Trung ương, Phủ Tổng thống.
Ecuador đã phải hứng chịu khoảng 40 triệu đợt tấn công mạng nhằm vào các trang web của các cơ quan nhà nước sau khi quyết định hủy bỏ quyền tị nạn chính trị của ông Julian Assange.
Ông Shipton đề nghị Thủ tướng Australia Scott Morrison và Bộ Ngoại giao và Thương mại “nên làm một điều gì đó” có thể làm hài lòng tất cả các bên, có thể là dẫn độ nhà sáng lập Wikileaks về Australia.
Hơn 70 nghị sỹ Anh đã kêu gọi chính phủ nước này ưu tiên dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange về Thụy Điển nếu được yêu cầu khi phía Mỹ cũng muốn dẫn độ ông này về nước.
Trong vòng 60 ngày, kể từ 12/4, Mỹ phải đệ trình một yêu cầu chính thức trong đó liệt kê tất cả các cáo buộc pháp lý mà ông Assange có thể phải đối mặt nếu ông này được chuyển tới giam giữ ở Mỹ.
Riêng bảo vệ an ninh cho ông Assange trong 7 năm qua đã ngốn hơn 5,8 triệu USD, ngoài ra các chi phí khác như y tế, thực phẩm và giặt là cũng hết tới 400.000 USD.
Australia bảo lưu quan điểm "hoàn toàn phản đối" án tử hình giữa lo ngại rằng công dân quốc tịch Australia Julian Assange có thể bị tuyên hình phạt này nếu ông bị dẫn độ tới Mỹ để xét xử.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã loại trừ bất cứ hình thức "đối xử đặc biệt" nào dành cho người sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange, sau khi ông này bị bắt tại London.
Bộ trưởng Nội vụ Ecuador không tiết lộ danh tính hay nhận dạng của người này mà chỉ cho hay cộng sự này rất thân thiết với Assange, người đã bị bắt trước đó tại London theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.
Nga cho rằng vụ bắt giữ ông Assange ngày 11/4 đã đi vào lịch sử như trường hợp vi phạm quyền của các nhà báo và tấn công vào tự do ngôn luận và nước này sẽ đưa ra trước các tổ chức quốc tế.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh ngày 11/4 khẳng định quyết định hủy bỏ quyền tị nạn chính trị của nhà sáng lập trang WikiLeaks là do Ecuador đã tự đưa ra và nước Anh không vận động việc này.
Theo các công tố viên của Mỹ ngày 11/4, họ buộc tội nhà sáng lập WikiLeaks âm mưu cố tình truy cập vào máy tính được bảo mật của Chính phủ Mỹ cùng với cựu nhân viên phân tích tình báo Mỹ hồi 2010.
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 11/4 hoan nghệnh việc bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange trước đó cùng ngày và cho rằng điều này chứng minh rằng không ai có thể đứng trên pháp luật.
Tổng thống Ecuador Lenin Moreno cho biết Anh đã cam kết không dẫn độ nhà sáng lập trang WikiLeaks Julian Assange đến một quốc gia mà ông này có thể đối mặt với hình phạt tử hình.
Tổng thống Ecuador Lenin Moreno khẳng định việc chấm dứt quy chế tị nạn ngoại giao với nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange là để thực hiện chủ quyền của quốc gia này.