Để bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, vẫn có những người lính bám trụ hàng thập kỷ nơi hải đảo xa xôi. Với họ, những ngày tháng xa nhà, sự thiếu thốn về vật chất, tinh thần cũng không thể ngăn cản được ước mơ được cầm súng nơi đầu sóng ngọn gió, để trở thành người chiến sỹ hải quân Trường Sa.
Hơn thập kỷ ở đảo
Đến đảo Sinh Tồn Đông trong một chiều nắng rát cháy người, rất nhiều chiến sĩ mới lần đầu ra đảo nhận nhiệm vụ với những tâm trạng bỡ ngỡ, lạ lẫm. Ai ai cũng hồi hộp nhưng cũng vinh dự, tự hào được làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng.
Ở chiều ngược lại, có người về đất liền, người đi nơi khác công tác nhưng vẫn còn có những lính đảo ngày đêm bám trụ hết đảo này đến đảo khác trong tâm thế ngẩng cao đầu với lý tưởng tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc khi có tiếng gọi, đóng góp sức mình nhỏ bé vì nhiệm vụ chung.
Tiếp chúng tôi trong căn phòng bốn bề chi chít máy móc chạy ầm ầm kêu đến nhức tai, Thượng úy Nguyễn Như Trúc quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An là cán bộ nguồn điện đảo Sinh Tồn Đông, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân đang cần mẫn sửa chữa, vệ sinh thiết bị thông tin và năng lượng.
Cũng giống như mọi lính đảo khác, ước mơ được vào hải quân đã nhen nhóm trong anh từ thời còn cắp sách đến trường qua hình ảnh, câu chuyện được học. Thế rồi, khi có điều kiện, anh liền đăng ký nhập ngũ vào hải quân để thỏa nguyện chí tang bồng.
Học hết cấp 3, anh xin đi lính và học sĩ quan ngành điện thông tin sau đó về Hải Phòng công tác. Cơ duyên đến với anh khi Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân điều động và luân chuyển về công tác tại Trường Sa năm 2000.
Cũng từ thời gian đó đến nay, hơn 11 năm anh sống xa nhà. Với anh, đảo là nhà, biển cả là quê hương thứ hai, nơi chia sẻ những vất vả công việc, nỗi nhớ gia đình và người bạn thân thiết nhất chỉ là tiếng sóng gió biển suốt ngày ầm ầm vỗ vào bãi cát.
Bằng giọng khàn vì dãi dầu sương gió biển, anh Trúc bồi hồi kể về quá trình anh đặt chân lên các đảo ở Trường Sa để làm nhiệm vụ.
Năm 2003, anh lập gia đình được vỏn vẹn 17 ngày rồi biền biệt ra đảo công tác hai năm mới trở về bên vợ. Ba tháng sau, anh lại tiếp tục hành trình công tác nơi hải đảo Trường Sa và số lần về thăm gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đằng đẵng thời gian đó, thời gian đầu anh không một lần điên thoại, chỉ 6 tháng mới nhận được một lá thư gửi về cho vợ nhưng chị vẫn giữ niềm tin, sự động viên chia sẻ, chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần với lính đảo như anh nơi đầu sóng ngọn gió.
“Có lần vợ hiểu lầm tưởng tôi bỏ đi lấy người khác vì thư gửi ra đất liền phải 6 tháng sau mới đến tay vợ thì đã xếp thành tập dày. Đi xa mới cảm nhận được tình cảm đáng trân trọng và hạnh phúc,” anh Trúc hóm hỉnh nói.
Khi vợ sinh con, anh cũng không ở nhà mà chỉ biết khi ông ngoại điện ra đảo. Giọng nói chậm rãi, anh Trúc nói: “Thiệt thòi lớn nhất đối với vợ lính đảo là lúc mang nặng đẻ đau không có chồng bên cạnh. Bù lại điều đó, tôi đặt tên cháu là Nguyễn Huy Hoàng với tâm niệm thời gian ở với vợ ngắn nên ra Trường Sa điều mong đợi và huy hoàng nhất là có con để vợ có chỗ chăm sóc và có niềm tin an ủi tinh thần những lúc vui buồn.”
[Tình người trên những ngọn sóng tại Trường Sa]
Tháng 4 vừa rồi, vợ anh được diện ra thăm quân nhân và niềm vui lại đến với anh khi vợ mang bầu cháu thứ hai. Cả hai vợ chồng đều thống nhất đặt tên con là Trường Sa bởi nó được hình thành và có nguồn gốc từ chính quần đảo này.
Để bù lấp những nỗi buồn, anh tự động viên mình bằng cách hoàn thành công việc đó là đảm bảo các cột sóng luôn hoạt động thật tốt để làm cầu nối thông tin giữa người lính và đất liền, hiểu được sự đồng cảm chia sẻ cùng mọi người.
“Những nụ cười sau mỗi lần điện thoại về nhà bằng lời hỏi thăm sức khỏe, lắng nghe giọng nói bi bô con trẻ, an ủi và động viên vợ của tất cả chiến sỹ trên đảo là niềm hạnh phúc vô bờ bến với những người làm thông tin chúng tôi,” anh Trúc mừng rỡ nói.
In dấu chân mọi đảo
Cũng giống như anh Trúc nhưng Trung úy Vũ Duy Liêm, xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An lại có thâm niên 14 năm trên các đảo thuộc diện lâu năm nhất nhì ở Trường Sa.
Từ đảo nổi, đảo chìm, nơi nào cũng in đậm dấu chân anh công tác tại đó. Khiêm nhường kể về mình, anh Liêm chia sẻ: “Hạnh phúc nhất với lính đảo công tác ở Trường Sa là được đặt chân trên mọi đảo đẻ cảm nhận được hơi thở của sóng biển, sức sống quân dân và tình cảm chân thành trong quân ngũ.”
Kể về những tháng ngày làm việc ở đảo, anh Liêm nhớ như in có lần suýt nữa biển cả đã “nuốt” trọn anh về với thủy thần.
Ấy là trong một lần tập luyện, do sóng biển to vỗ mạnh vào mạn thuyền làm cho tấm bia huấn luyện tập bắn đứt giây neo trôi trên biển. Không mảy may suy nghĩ, bằng bản năng anh vội lao xuống biển kéo tấm bia vào bờ.
Vật lộn với tấm bia nặng hơn 200kg mất hơn 1 tiếng rưỡi, phải ngụt lặn, giữ chắc và chân tay đập loạn xạ trên nước biển mênh mông để xô đẩy bia không thể trôi xa với tất cả sức mạnh của mình chống chọi với sóng biển gào thét dữ dội như muốn nhấn chìm tất cả.
“Lúc vào bờ, anh ngất lịm vì kiệt sức. Ai ai cũng bảo tôi gàn dở nhưng với cá nhân kéo được tấm bia lên để không ảnh hưởng đến thành tích của đơn vị sau bao nỗ lực mồ hôi, nước mắt của đồng đội nên tôi đã làm,” anh Liêm bồi hồi chia sẻ.
Đối với anh, xa nhà đã là thói quen, dường như vợ anh cũng hiểu và thông cảm được nỗi vất vả nhưng cũng đầy tự hào mà anh đang gánh vác.
“Tôi có thể ở đảo lâu bởi chỉ cần một câu nói của vợ rằng, anh yên tâm công tác, ở nhà mọi việc đã có em tự thu xếp khiến anh xúc động và thầm cảm ơn cuộc đời đã cho chúng tôi đến với nhau,” anh Liêm chia sẻ.
Để rồi, đến bây giờ, anh Liêm kể với chúng tôi bằng giọng hồ hởi: “Tôi vẫn không cảm thấy hối tiếc về con đường mình đã chọn thậm chí còn tự hào và vinh dự bản thân khi được đứng ở Trường Sa, thấy phải làm tròn trách nhiệm mà Đảng, nhân dân giao phó bảo vệ vững chắc chủ quyền.”
Tàu chúng tôi lại bắt đầu hành trình mới, chia tay tại cầu cảng, hai anh nói với cánh phóng viên chúng tôi rằng, năm sau anh chị có dịp đi Trường Sa sẽ lại gặp chúng tôi ở quần đảo này. Một cảm giác đầy tự hào và khâm phục, tràn ngập khắp lòng chúng tôi. Tôi tự hỏi rằng, có bao nhiêu người dám từ bỏ hi sinh hạnh phúc cá nhân, đủ lòng yêu nghề, xua tan đi bao nước mắt lạnh giá cùng với nỗi nhớ nhung của người thân ở đất liền để bám trụ nơi biển đảo lâu đến chừng đó?/.
Hơn thập kỷ ở đảo
Đến đảo Sinh Tồn Đông trong một chiều nắng rát cháy người, rất nhiều chiến sĩ mới lần đầu ra đảo nhận nhiệm vụ với những tâm trạng bỡ ngỡ, lạ lẫm. Ai ai cũng hồi hộp nhưng cũng vinh dự, tự hào được làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng.
Ở chiều ngược lại, có người về đất liền, người đi nơi khác công tác nhưng vẫn còn có những lính đảo ngày đêm bám trụ hết đảo này đến đảo khác trong tâm thế ngẩng cao đầu với lý tưởng tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc khi có tiếng gọi, đóng góp sức mình nhỏ bé vì nhiệm vụ chung.
Tiếp chúng tôi trong căn phòng bốn bề chi chít máy móc chạy ầm ầm kêu đến nhức tai, Thượng úy Nguyễn Như Trúc quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An là cán bộ nguồn điện đảo Sinh Tồn Đông, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân đang cần mẫn sửa chữa, vệ sinh thiết bị thông tin và năng lượng.
Cũng giống như mọi lính đảo khác, ước mơ được vào hải quân đã nhen nhóm trong anh từ thời còn cắp sách đến trường qua hình ảnh, câu chuyện được học. Thế rồi, khi có điều kiện, anh liền đăng ký nhập ngũ vào hải quân để thỏa nguyện chí tang bồng.
Học hết cấp 3, anh xin đi lính và học sĩ quan ngành điện thông tin sau đó về Hải Phòng công tác. Cơ duyên đến với anh khi Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân điều động và luân chuyển về công tác tại Trường Sa năm 2000.
Cũng từ thời gian đó đến nay, hơn 11 năm anh sống xa nhà. Với anh, đảo là nhà, biển cả là quê hương thứ hai, nơi chia sẻ những vất vả công việc, nỗi nhớ gia đình và người bạn thân thiết nhất chỉ là tiếng sóng gió biển suốt ngày ầm ầm vỗ vào bãi cát.
Bằng giọng khàn vì dãi dầu sương gió biển, anh Trúc bồi hồi kể về quá trình anh đặt chân lên các đảo ở Trường Sa để làm nhiệm vụ.
Năm 2003, anh lập gia đình được vỏn vẹn 17 ngày rồi biền biệt ra đảo công tác hai năm mới trở về bên vợ. Ba tháng sau, anh lại tiếp tục hành trình công tác nơi hải đảo Trường Sa và số lần về thăm gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đằng đẵng thời gian đó, thời gian đầu anh không một lần điên thoại, chỉ 6 tháng mới nhận được một lá thư gửi về cho vợ nhưng chị vẫn giữ niềm tin, sự động viên chia sẻ, chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần với lính đảo như anh nơi đầu sóng ngọn gió.
“Có lần vợ hiểu lầm tưởng tôi bỏ đi lấy người khác vì thư gửi ra đất liền phải 6 tháng sau mới đến tay vợ thì đã xếp thành tập dày. Đi xa mới cảm nhận được tình cảm đáng trân trọng và hạnh phúc,” anh Trúc hóm hỉnh nói.
Khi vợ sinh con, anh cũng không ở nhà mà chỉ biết khi ông ngoại điện ra đảo. Giọng nói chậm rãi, anh Trúc nói: “Thiệt thòi lớn nhất đối với vợ lính đảo là lúc mang nặng đẻ đau không có chồng bên cạnh. Bù lại điều đó, tôi đặt tên cháu là Nguyễn Huy Hoàng với tâm niệm thời gian ở với vợ ngắn nên ra Trường Sa điều mong đợi và huy hoàng nhất là có con để vợ có chỗ chăm sóc và có niềm tin an ủi tinh thần những lúc vui buồn.”
[Tình người trên những ngọn sóng tại Trường Sa]
Tháng 4 vừa rồi, vợ anh được diện ra thăm quân nhân và niềm vui lại đến với anh khi vợ mang bầu cháu thứ hai. Cả hai vợ chồng đều thống nhất đặt tên con là Trường Sa bởi nó được hình thành và có nguồn gốc từ chính quần đảo này.
Để bù lấp những nỗi buồn, anh tự động viên mình bằng cách hoàn thành công việc đó là đảm bảo các cột sóng luôn hoạt động thật tốt để làm cầu nối thông tin giữa người lính và đất liền, hiểu được sự đồng cảm chia sẻ cùng mọi người.
“Những nụ cười sau mỗi lần điện thoại về nhà bằng lời hỏi thăm sức khỏe, lắng nghe giọng nói bi bô con trẻ, an ủi và động viên vợ của tất cả chiến sỹ trên đảo là niềm hạnh phúc vô bờ bến với những người làm thông tin chúng tôi,” anh Trúc mừng rỡ nói.
In dấu chân mọi đảo
Cũng giống như anh Trúc nhưng Trung úy Vũ Duy Liêm, xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An lại có thâm niên 14 năm trên các đảo thuộc diện lâu năm nhất nhì ở Trường Sa.
Từ đảo nổi, đảo chìm, nơi nào cũng in đậm dấu chân anh công tác tại đó. Khiêm nhường kể về mình, anh Liêm chia sẻ: “Hạnh phúc nhất với lính đảo công tác ở Trường Sa là được đặt chân trên mọi đảo đẻ cảm nhận được hơi thở của sóng biển, sức sống quân dân và tình cảm chân thành trong quân ngũ.”
Kể về những tháng ngày làm việc ở đảo, anh Liêm nhớ như in có lần suýt nữa biển cả đã “nuốt” trọn anh về với thủy thần.
Ấy là trong một lần tập luyện, do sóng biển to vỗ mạnh vào mạn thuyền làm cho tấm bia huấn luyện tập bắn đứt giây neo trôi trên biển. Không mảy may suy nghĩ, bằng bản năng anh vội lao xuống biển kéo tấm bia vào bờ.
Vật lộn với tấm bia nặng hơn 200kg mất hơn 1 tiếng rưỡi, phải ngụt lặn, giữ chắc và chân tay đập loạn xạ trên nước biển mênh mông để xô đẩy bia không thể trôi xa với tất cả sức mạnh của mình chống chọi với sóng biển gào thét dữ dội như muốn nhấn chìm tất cả.
“Lúc vào bờ, anh ngất lịm vì kiệt sức. Ai ai cũng bảo tôi gàn dở nhưng với cá nhân kéo được tấm bia lên để không ảnh hưởng đến thành tích của đơn vị sau bao nỗ lực mồ hôi, nước mắt của đồng đội nên tôi đã làm,” anh Liêm bồi hồi chia sẻ.
Đối với anh, xa nhà đã là thói quen, dường như vợ anh cũng hiểu và thông cảm được nỗi vất vả nhưng cũng đầy tự hào mà anh đang gánh vác.
“Tôi có thể ở đảo lâu bởi chỉ cần một câu nói của vợ rằng, anh yên tâm công tác, ở nhà mọi việc đã có em tự thu xếp khiến anh xúc động và thầm cảm ơn cuộc đời đã cho chúng tôi đến với nhau,” anh Liêm chia sẻ.
Để rồi, đến bây giờ, anh Liêm kể với chúng tôi bằng giọng hồ hởi: “Tôi vẫn không cảm thấy hối tiếc về con đường mình đã chọn thậm chí còn tự hào và vinh dự bản thân khi được đứng ở Trường Sa, thấy phải làm tròn trách nhiệm mà Đảng, nhân dân giao phó bảo vệ vững chắc chủ quyền.”
Tàu chúng tôi lại bắt đầu hành trình mới, chia tay tại cầu cảng, hai anh nói với cánh phóng viên chúng tôi rằng, năm sau anh chị có dịp đi Trường Sa sẽ lại gặp chúng tôi ở quần đảo này. Một cảm giác đầy tự hào và khâm phục, tràn ngập khắp lòng chúng tôi. Tôi tự hỏi rằng, có bao nhiêu người dám từ bỏ hi sinh hạnh phúc cá nhân, đủ lòng yêu nghề, xua tan đi bao nước mắt lạnh giá cùng với nỗi nhớ nhung của người thân ở đất liền để bám trụ nơi biển đảo lâu đến chừng đó?/.
Đỗ Mạnh Hùng (Vietnam+)