Theo Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương, những thay đổi trong kinh tế-xã hội và dân số của Pháp đã ảnh hưởng tới xu hướng thị trường nông sản và thực phẩm tại nước này.
Người tiêu dùng Pháp mong muốn những sản phẩm có mùi vị hấp dẫn hơn, có lợi cho sức khỏe và thuận tiện hơn trong sử dụng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển thị trường nông sản và thực phẩm trong các lĩnh vực hàng hải sản, rau quả, đồ uống, bánh kẹo.
Theo Cục Xúc tiến thương mại, mức tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chế biến chỉ tăng 0,9% trong quý cuối của năm 2011; tiêu thụ các loại thực phẩm tươi đã giảm 2% và từ đầu năm nay đến nay cũng có xu hướng giảm. Người tiêu dùng Pháp hiện quan tâm về giá cả hơn khi mua thực phẩm. Họ tăng tiêu thụ những loại thực phẩm ăn liền gồm cả thực phẩm đông lạnh. Các loại thực phẩm ăn liền chủ yếu là rau quả đóng hộp gồm khoai tây, thịt và các sản phẩm từ cá. Người tiêu dùng thích những sản phẩm có mùi vị hấp dẫn hơn, có lợi cho sức khỏe và tiện lợi hơn khi sử dụng.
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm cũng đã làm người tiêu dùng quan tâm về các vấn đề vệ sinh và an toàn cho sức khỏe. Do đó, nhu cầu của thị trường Pháp có xu hướng ngày càng tăng về các loại thực phẩm hữu cơ và chiết xuất từ thiên nhiên, các loại thực phẩm tươi và dinh dưỡng, các sản phẩm cá và thủy sản và thực phẩm bổ sung.
Những người tiêu dùng Pháp hiện đang làm việc hoặc sống một mình (chiếm 30%) có nhu cầu gia tăng đối với các loại thực phẩm dễ chế biến, được đóng túi theo từng suất và thực phẩm đông lạnh hoặc cho vào lò vi sóng ăn ngay.
Người tiêu dùng Pháp cũng mong muốn những loại thực phẩm mang tính sáng tạo, đổi mới. Họ thích những món ăn truyền thống của các nước và những món ăn ngoại lai đặc biệt theo chủ đề và có mùi vị đặc trưng. Các nhà hàng ăn chuyên theo chủ đề đang mọc lên ngày càng nhiều. Tại Pháp, cứ hai nhà hàng ăn mới thì có một nhà hàng theo khái niệm “thực phẩm thế giới” và tất cả các chuỗi siêu thị chính đều cung cấp các loại thực phẩm truyền thống với nhãn mác riêng.
Hiện nay ở Pháp có xu hướng ẩm thực Thái, Nhật, các nước khu vực Bắc và Nam Phi, Ấn Độ và cả các món ăn nhanh đặc biệt của Trung Đông (kebabs). Các món ăn, đồ uống thể thao và các loại snack giàu vitamin theo kiểu California, Tex-Mex, Cajun, cũng như các thực phẩm ăn liền như thực phẩm đông lạnh, hải sản (đặc biệt là cá hồi), các sản phẩm dinh dưỡng/có lợi cho sức khỏe, các thực phẩm hữu cơ, các món tráng miệng đông lạnh cũng đang có triển vọng. Những sản phẩm này đang có nhu cầu mạnh mẽ và cung chưa đáp ứng cầu.
Cũng theo Cục Xúc tiến thương mại, rất nhiều người tiêu dùng và các nhà phân phối Pháp tiếp nhận sự đổi mới trong các loại thực phẩm, nhưng họ yêu cầu nhà sản xuất cần cung cấp rõ các thông tin về hàm lượng các chất, nguyên liệu và quy trình chế biến sản phẩm. Pháp có quy định về nhãn mác đối với cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu có chất biến đổi gien hoặc các thành phần có nguồn gốc công nghệ sinh học hoặc các chất phụ gia theo tiêu chuẩn của EU.
Chính phủ Pháp khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng như “Label Rouge” (nhãn Đỏ) đối với thịt, gia cầm và rau quả để đảm bảo sản xuất theo các điều kiện đã được thiết lập. Nhãn mác xuất xứ hàng hóa cũng được quy định để đảm bảo các loại rượu, sữa, bơ hoặc phômai có nguồn gốc từ nơi đáng tin cậy.
Pháp cũng giám sát chương trình cấp chứng nhận đảm bảo rằng quá trình chuẩn bị, chế biến và đóng gói sản phẩm tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định. Những sản phẩm có nhãn mác về chất lượng và xuất xứ này được người tiêu dùng Pháp đón nhận rất tốt. Chương trình thực phẩm hữu cơ chứng nhận các sản phẩm nông sản và thực phẩm đã được sản xuất không sử dụng các loại phân bón bị cấm và tuân thủ theo một tiêu chí đặc biệt.
Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để tiếp cận, mở rộng kinh doanh xuất khẩu thành công tại thị trường Pháp. Muốn xuất khẩu thành công vào Pháp, các doanh nghiệp nông sản thực phẩm của Việt Nam nên đến tận nơi để tiếp thị sản phẩm. Đối tác đó có thể là các phòng thương mại và công nghiệp, các trung tâm môi giới… vì họ có mạng lưới khách hàng tiềm năng và rất rộng lớn ở nhiều ngành nghề có thể định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đâu là khách hàng tiềm năng./.
Người tiêu dùng Pháp mong muốn những sản phẩm có mùi vị hấp dẫn hơn, có lợi cho sức khỏe và thuận tiện hơn trong sử dụng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển thị trường nông sản và thực phẩm trong các lĩnh vực hàng hải sản, rau quả, đồ uống, bánh kẹo.
Theo Cục Xúc tiến thương mại, mức tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chế biến chỉ tăng 0,9% trong quý cuối của năm 2011; tiêu thụ các loại thực phẩm tươi đã giảm 2% và từ đầu năm nay đến nay cũng có xu hướng giảm. Người tiêu dùng Pháp hiện quan tâm về giá cả hơn khi mua thực phẩm. Họ tăng tiêu thụ những loại thực phẩm ăn liền gồm cả thực phẩm đông lạnh. Các loại thực phẩm ăn liền chủ yếu là rau quả đóng hộp gồm khoai tây, thịt và các sản phẩm từ cá. Người tiêu dùng thích những sản phẩm có mùi vị hấp dẫn hơn, có lợi cho sức khỏe và tiện lợi hơn khi sử dụng.
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm cũng đã làm người tiêu dùng quan tâm về các vấn đề vệ sinh và an toàn cho sức khỏe. Do đó, nhu cầu của thị trường Pháp có xu hướng ngày càng tăng về các loại thực phẩm hữu cơ và chiết xuất từ thiên nhiên, các loại thực phẩm tươi và dinh dưỡng, các sản phẩm cá và thủy sản và thực phẩm bổ sung.
Những người tiêu dùng Pháp hiện đang làm việc hoặc sống một mình (chiếm 30%) có nhu cầu gia tăng đối với các loại thực phẩm dễ chế biến, được đóng túi theo từng suất và thực phẩm đông lạnh hoặc cho vào lò vi sóng ăn ngay.
Người tiêu dùng Pháp cũng mong muốn những loại thực phẩm mang tính sáng tạo, đổi mới. Họ thích những món ăn truyền thống của các nước và những món ăn ngoại lai đặc biệt theo chủ đề và có mùi vị đặc trưng. Các nhà hàng ăn chuyên theo chủ đề đang mọc lên ngày càng nhiều. Tại Pháp, cứ hai nhà hàng ăn mới thì có một nhà hàng theo khái niệm “thực phẩm thế giới” và tất cả các chuỗi siêu thị chính đều cung cấp các loại thực phẩm truyền thống với nhãn mác riêng.
Hiện nay ở Pháp có xu hướng ẩm thực Thái, Nhật, các nước khu vực Bắc và Nam Phi, Ấn Độ và cả các món ăn nhanh đặc biệt của Trung Đông (kebabs). Các món ăn, đồ uống thể thao và các loại snack giàu vitamin theo kiểu California, Tex-Mex, Cajun, cũng như các thực phẩm ăn liền như thực phẩm đông lạnh, hải sản (đặc biệt là cá hồi), các sản phẩm dinh dưỡng/có lợi cho sức khỏe, các thực phẩm hữu cơ, các món tráng miệng đông lạnh cũng đang có triển vọng. Những sản phẩm này đang có nhu cầu mạnh mẽ và cung chưa đáp ứng cầu.
Cũng theo Cục Xúc tiến thương mại, rất nhiều người tiêu dùng và các nhà phân phối Pháp tiếp nhận sự đổi mới trong các loại thực phẩm, nhưng họ yêu cầu nhà sản xuất cần cung cấp rõ các thông tin về hàm lượng các chất, nguyên liệu và quy trình chế biến sản phẩm. Pháp có quy định về nhãn mác đối với cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu có chất biến đổi gien hoặc các thành phần có nguồn gốc công nghệ sinh học hoặc các chất phụ gia theo tiêu chuẩn của EU.
Chính phủ Pháp khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng như “Label Rouge” (nhãn Đỏ) đối với thịt, gia cầm và rau quả để đảm bảo sản xuất theo các điều kiện đã được thiết lập. Nhãn mác xuất xứ hàng hóa cũng được quy định để đảm bảo các loại rượu, sữa, bơ hoặc phômai có nguồn gốc từ nơi đáng tin cậy.
Pháp cũng giám sát chương trình cấp chứng nhận đảm bảo rằng quá trình chuẩn bị, chế biến và đóng gói sản phẩm tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định. Những sản phẩm có nhãn mác về chất lượng và xuất xứ này được người tiêu dùng Pháp đón nhận rất tốt. Chương trình thực phẩm hữu cơ chứng nhận các sản phẩm nông sản và thực phẩm đã được sản xuất không sử dụng các loại phân bón bị cấm và tuân thủ theo một tiêu chí đặc biệt.
Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để tiếp cận, mở rộng kinh doanh xuất khẩu thành công tại thị trường Pháp. Muốn xuất khẩu thành công vào Pháp, các doanh nghiệp nông sản thực phẩm của Việt Nam nên đến tận nơi để tiếp thị sản phẩm. Đối tác đó có thể là các phòng thương mại và công nghiệp, các trung tâm môi giới… vì họ có mạng lưới khách hàng tiềm năng và rất rộng lớn ở nhiều ngành nghề có thể định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đâu là khách hàng tiềm năng./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)