Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009 với chủ đề "Môi trường khu công nghiệp Việt Nam", công bố chiều 1/6, đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh không ít các khu công nghiệp hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Có đến 57% khu công nghiệp đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Không khí ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp cũ, đang bị ô nhiễm, do các nhà máy trong khu công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
Lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.
Trong thời gian qua nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam đã được triển khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường khu công nghiệp.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn nhiều tồn tại, phân cấp trong hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp chưa rõ ràng; quy hoạch chưa thực sự gắn với bảo vệ môi trường, việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện với môi trường tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ chưa được chú trọng; mô hình khu công nghiệp sinh thái chậm được nghiên cứu áp dụng; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường khu công nghiệp chưa thực sự nghiêm minh.
Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009 gồm 5 chương. Chương 1 trình bày tổng quan về các khu công nghiệp của Việt Nam - xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức về môi trường. Chương 2 đưa ra các phân tích cụ thể về hiện trạng ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải răn từ các ngành công nghiệp.
Chương 3 nêu những tác hại chính của ô nhiễm môi trường công nghiệp nói chung và môi trường khu công nghiệp nói riêng đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động kinh tế-xã hội và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
Chương 4 nêu lên thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý khu công nghiệp hiện nay. Chương 5 tập trung nêu các nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện để bảo vệ và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam.
Từ các kết quả và nhận định của Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, các địa phương và Ban quản lý khu công nghiệp những giải pháp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp như rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, bao gồm việc sử đổi một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn, nhất là vấn đề về phân cấp quản lý môi trường các khu công nghiệp./.
Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Có đến 57% khu công nghiệp đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Không khí ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp cũ, đang bị ô nhiễm, do các nhà máy trong khu công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
Lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.
Trong thời gian qua nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam đã được triển khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường khu công nghiệp.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn nhiều tồn tại, phân cấp trong hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp chưa rõ ràng; quy hoạch chưa thực sự gắn với bảo vệ môi trường, việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện với môi trường tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ chưa được chú trọng; mô hình khu công nghiệp sinh thái chậm được nghiên cứu áp dụng; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường khu công nghiệp chưa thực sự nghiêm minh.
Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009 gồm 5 chương. Chương 1 trình bày tổng quan về các khu công nghiệp của Việt Nam - xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức về môi trường. Chương 2 đưa ra các phân tích cụ thể về hiện trạng ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải răn từ các ngành công nghiệp.
Chương 3 nêu những tác hại chính của ô nhiễm môi trường công nghiệp nói chung và môi trường khu công nghiệp nói riêng đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động kinh tế-xã hội và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
Chương 4 nêu lên thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý khu công nghiệp hiện nay. Chương 5 tập trung nêu các nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện để bảo vệ và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam.
Từ các kết quả và nhận định của Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, các địa phương và Ban quản lý khu công nghiệp những giải pháp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp như rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, bao gồm việc sử đổi một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn, nhất là vấn đề về phân cấp quản lý môi trường các khu công nghiệp./.
Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)