Ngày 25/9, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố Quyết định phê duyệt kịch bản chi tiết khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Lễ khai mạc diễn ra sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Tổng đạo diễn chương trình là Nghệ sỹ ưu tú Đặng Văn Hùng, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Quân đội.
Lễ khai mạc gồm hai phần lễ và hội. Trong phần lễ, sau khi dàn trống, cồng chiêng tấu bản nhạc lễ là Hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long” và thắp lửa trên Đài lửa. Tiếp đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội làm lễ dâng hương.
Sau lễ chào cờ và phát biểu khai mạc của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO sẽ trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cho thành phố Hà Nội. Nghi thức thả chim bồ câu sẽ kết thúc phần lễ.
Phần hội diễn ra tại 5 sân khấu đặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Sân khấu 1 tại vườn hoa Lý Thái Tổ có chủ đề “Thăng Long-Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng.”
Sân khấu 2 tại Đền Bà Kiệu với chủ đề “Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô văn hiến.” Sân khấu 3 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục với chủ đề “Thăng Long-Hà Nội, thành phố vì hòa bình.”
Sân khấu 4 tại ngã ba Lê Thái Tổ-Hàng Trống với chủ đề “Hà Nội, thành phố hội nhập và phát triển.” Sân khấu 5 tại ngã tư Hàng Khay-Tràng Tiền-Đinh Tiên Hoàng-Hàng Bài với chủ đề “Hà Nội, trái tim của cả nước."
Sân khấu 6 tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám: biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long-Hà Nội.
Lãnh đạo thành phố giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện sơ duyệt, tổng duyệt, đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, chất lượng đã được duyệt./.
Lễ khai mạc diễn ra sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Tổng đạo diễn chương trình là Nghệ sỹ ưu tú Đặng Văn Hùng, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Quân đội.
Lễ khai mạc gồm hai phần lễ và hội. Trong phần lễ, sau khi dàn trống, cồng chiêng tấu bản nhạc lễ là Hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long” và thắp lửa trên Đài lửa. Tiếp đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội làm lễ dâng hương.
Sau lễ chào cờ và phát biểu khai mạc của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO sẽ trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cho thành phố Hà Nội. Nghi thức thả chim bồ câu sẽ kết thúc phần lễ.
Phần hội diễn ra tại 5 sân khấu đặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Sân khấu 1 tại vườn hoa Lý Thái Tổ có chủ đề “Thăng Long-Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng.”
Sân khấu 2 tại Đền Bà Kiệu với chủ đề “Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô văn hiến.” Sân khấu 3 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục với chủ đề “Thăng Long-Hà Nội, thành phố vì hòa bình.”
Sân khấu 4 tại ngã ba Lê Thái Tổ-Hàng Trống với chủ đề “Hà Nội, thành phố hội nhập và phát triển.” Sân khấu 5 tại ngã tư Hàng Khay-Tràng Tiền-Đinh Tiên Hoàng-Hàng Bài với chủ đề “Hà Nội, trái tim của cả nước."
Sân khấu 6 tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám: biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long-Hà Nội.
Lãnh đạo thành phố giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện sơ duyệt, tổng duyệt, đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, chất lượng đã được duyệt./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)