Ngày 19/8, Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức công bố cuốn sách trắng về kiến nghị chính sách thương mại của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng Bộ phận Thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết cuốn sách này tóm tắt các vấn đề chính ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp; khái quát các vấn đề chính mà các doanh nghiệp, hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất như chính sách thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, cơ sở hạ tầng và ban hành các văn bản pháp luật.
Cuốn sách cũng đề cập đến các kiến nghị về hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm nâng cao tiếng nói của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ tiểu dự án "Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam" do Liên minh châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU-Việt Nam giai đoạn III (Mutrap III) do Bộ Công Thương phối hợp thực hiện.
Trong cuốn sách, các hiệp hội đã kiến nghị các cơ quan chức năng tạo thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế như tiếp tục cho phép sử dụng các mẫu hóa đơn đặc thù đã được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế phê duyệt trước đây; các doanh nghiệp tự thiết kế thêm các mẫu chứng từ thay thế hóa đơn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và bổ sung quy định hóa đơn điện tử để làm tiền đề cho các doanh nghiệp đầu tư vào hình thức thanh toán đang phổ biến hiện nay.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị kiến nghị nghiên cứu tiếp tục hài hòa mã số hàng hóa phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giảm sự khác biệt trong áp dụng mã số hàng hóa khi làm thủ tục. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bổ sung quy định về xử lý các trường hợp xâm phạm tài sản trí tuệ trong thời gian đã nộp đơn và đang chờ thẩm định đồng thời xác định rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết EuroCham đã hỗ trợ 9 hiệp hội doanh nghiệp gồm hiệp hội dệt may, da giày, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Phòng thương mại Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, các hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hội mỹ nghệ chế biến hỗ và doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai để viết cuốn sách này./.
Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng Bộ phận Thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết cuốn sách này tóm tắt các vấn đề chính ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp; khái quát các vấn đề chính mà các doanh nghiệp, hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất như chính sách thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, cơ sở hạ tầng và ban hành các văn bản pháp luật.
Cuốn sách cũng đề cập đến các kiến nghị về hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm nâng cao tiếng nói của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ tiểu dự án "Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam" do Liên minh châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU-Việt Nam giai đoạn III (Mutrap III) do Bộ Công Thương phối hợp thực hiện.
Trong cuốn sách, các hiệp hội đã kiến nghị các cơ quan chức năng tạo thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế như tiếp tục cho phép sử dụng các mẫu hóa đơn đặc thù đã được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế phê duyệt trước đây; các doanh nghiệp tự thiết kế thêm các mẫu chứng từ thay thế hóa đơn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và bổ sung quy định hóa đơn điện tử để làm tiền đề cho các doanh nghiệp đầu tư vào hình thức thanh toán đang phổ biến hiện nay.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị kiến nghị nghiên cứu tiếp tục hài hòa mã số hàng hóa phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giảm sự khác biệt trong áp dụng mã số hàng hóa khi làm thủ tục. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bổ sung quy định về xử lý các trường hợp xâm phạm tài sản trí tuệ trong thời gian đã nộp đơn và đang chờ thẩm định đồng thời xác định rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết EuroCham đã hỗ trợ 9 hiệp hội doanh nghiệp gồm hiệp hội dệt may, da giày, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Phòng thương mại Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, các hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hội mỹ nghệ chế biến hỗ và doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai để viết cuốn sách này./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)