Ngày 25/11, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report) và Báo VietNamNet công bố bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2010.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp, bảng xếp hạng VNR500 được thiết lập để ghi nhận và tôn vinh những thành quả của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu từ VietNam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là giáo sư John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School.
VNR500 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực quốc tế (dựa trên mô hình Fortune 500). Theo đó, thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu.
Bên cạnh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (thuộc mọi thành phần kinh tế), VietNam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51% tổng vốn điều lệ.
Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải trên 1200 tỷ đồng. Đối với bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt trên 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, dựa trên danh sách công bố, độc giả có thể tham khảo thứ hạng các doanh nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như top doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, top doanh nghiệp có số lao động lớn nhất, top doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất.
Qua phân loại bảng xếp hạng VNR 500 năm 2010, về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các tập đoàn, các tổng công ty và các công ty có vốn Nhà nước chi phối tiếp tục chiếm tỷ lệ cao (46%). Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng chiếm vị trí chi phối áp đảo trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với sự góp mặt của 4 tập đoàn kinh tế và 3 tổng công ty nhà nước. Các doanh nghiệp khối tư nhân và FDI chiếm tỷ lệ lần lượt là 31,2% và 23,8%.
Về cơ cấu ngành nghề, VNR500 năm 2010 tiếp tục cho thấy một số ngành trọng điểm vẫn duy trì được vị thế ưu thế của mình, như các ngành ngân hàng-tài chính, vàng bạc đá quý, viễn thông, điện, dầu khí.
Đáng chú ý có ngành viễn thông với sự góp mặt của 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này trong top 10 của năm 2010 và sự xuất hiện lần đầu tiên của doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu gạo. Trong khi đó các ngành khác gần như giữ ở mức “cầm chừng” so với thứ hạng năm ngoái, không có sự thay đổi nào đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, việc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được “vị thế” của mình cũng có thể xem là một điều rất đáng ghi nhận trong VNR500 năm 2010.
Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp khu vực FDI trong VNR500 năm 2010 vẫn cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt nhất với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROA) khoảng 13%, cao hơn gấp đôi so với khu vực nhà nước (5,2%) và lớn hơn rất nhiều so với khu vực tư nhân (chỉ có 2,5%). Điều này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, liên tục ở mức thấp trong các năm qua.
Về đóng góp cho ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp khu vực nhà nước trong VNR500 năm 2010 vẫn dẫn đầu, với tỷ lệ gấp 4 lần đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp FDI và gấp 10 lần đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp lớn nhất được nằm trong bảng xếp hạng là: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp-Than Khoáng sản; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tổng công ty Lương thực Miền Nam; Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.../.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp, bảng xếp hạng VNR500 được thiết lập để ghi nhận và tôn vinh những thành quả của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu từ VietNam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là giáo sư John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School.
VNR500 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực quốc tế (dựa trên mô hình Fortune 500). Theo đó, thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu.
Bên cạnh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (thuộc mọi thành phần kinh tế), VietNam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51% tổng vốn điều lệ.
Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải trên 1200 tỷ đồng. Đối với bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt trên 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, dựa trên danh sách công bố, độc giả có thể tham khảo thứ hạng các doanh nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như top doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, top doanh nghiệp có số lao động lớn nhất, top doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất.
Qua phân loại bảng xếp hạng VNR 500 năm 2010, về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các tập đoàn, các tổng công ty và các công ty có vốn Nhà nước chi phối tiếp tục chiếm tỷ lệ cao (46%). Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng chiếm vị trí chi phối áp đảo trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với sự góp mặt của 4 tập đoàn kinh tế và 3 tổng công ty nhà nước. Các doanh nghiệp khối tư nhân và FDI chiếm tỷ lệ lần lượt là 31,2% và 23,8%.
Về cơ cấu ngành nghề, VNR500 năm 2010 tiếp tục cho thấy một số ngành trọng điểm vẫn duy trì được vị thế ưu thế của mình, như các ngành ngân hàng-tài chính, vàng bạc đá quý, viễn thông, điện, dầu khí.
Đáng chú ý có ngành viễn thông với sự góp mặt của 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này trong top 10 của năm 2010 và sự xuất hiện lần đầu tiên của doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu gạo. Trong khi đó các ngành khác gần như giữ ở mức “cầm chừng” so với thứ hạng năm ngoái, không có sự thay đổi nào đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, việc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam vẫn giữ được “vị thế” của mình cũng có thể xem là một điều rất đáng ghi nhận trong VNR500 năm 2010.
Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp khu vực FDI trong VNR500 năm 2010 vẫn cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt nhất với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROA) khoảng 13%, cao hơn gấp đôi so với khu vực nhà nước (5,2%) và lớn hơn rất nhiều so với khu vực tư nhân (chỉ có 2,5%). Điều này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, liên tục ở mức thấp trong các năm qua.
Về đóng góp cho ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp khu vực nhà nước trong VNR500 năm 2010 vẫn dẫn đầu, với tỷ lệ gấp 4 lần đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp FDI và gấp 10 lần đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp lớn nhất được nằm trong bảng xếp hạng là: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp-Than Khoáng sản; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tổng công ty Lương thực Miền Nam; Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.../.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)