Tại Hội thảo “Đánh giá công tác dự báo bão số 4”do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 15/8 tại Hà Nội, hầu hết các đại biểu, chuyên gia trong lĩnh vực khí tượng thủy văn đều cho rằng công tác dự báo bão vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Tại Việt Nam, công tác dự báo sự đổi hướng di chuyển của bão hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Hiện đối với các bản tin, dự báo bão trong 24 giờ tới là tương đối đảm bảo độ tin cậy cả về cường độ và hướng di chuyển, các dự báo bão từ 48 giờ trở lên chỉ mang tính tham khảo.
Bên cạnh đó, vấn đề dự báo định lượng mưa cho một cơn bão đã được cải thiện, tổng lượng mưa của một cơn bão, khu vực có khả năng xuất hiện mưa lớn có thể làm tốt. Song dự báo định lượng mưa cho một điểm hoặc một khu vực hẹp là vấn đề hết sức khó khăn.
Theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, sai số trung bình vị trí tâm bão sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ tương ứng là 116km, 286km và 308km. So với sai số dự báo của các trung tâm lớn trên thế giới trong dự báo bão thì sai số này nhỏ hơn ở hạn dự báo 24 giờ và 72 giờ, nhưng lại lớn hơn so với hạn dự báo 48 giờ.
Hiện nay, nhóm thực hiện dự báo bão, áp thấp nhiệt đới ở Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, nhằm xác định nguyên nhân gây nên sai số trong dự báo cơn bão số 4 vừa qua.
Các đại biểu cũng cho rằng, cần có định hướng để phát triển mô hình dự báo bão cho khu vực Biển Đông và Việt Nam trong tương lai gần, để từ đó đánh giá mô hình nào có khả năng áp dụng tốt nhất, nhằm đáp ứng được yêu cầu trong công tác dự báo bão trong thời gian tiếp theo.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhận định điểm bất thường nhất của bão số 4 vừa qua là càng vào gần bờ cường độ bão càng mạnh, trong khi hầu hết các cơn bão khác vào gần bờ thường có cường độ yếu đi. Đây chính là khó khăn và thách thức lớn nhất trong công tác dự báo bão số 4 nói riêng và dự báo bão nói chung.
Hướng di chuyển của bão số 4 cũng rất phức tạp. Từ lúc bắt đầu hình thành bão trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông đến khi suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc, bão số 4 đã năm lần thay đổi hướng di chuyển.
Đặc biệt, trong khoảng 24 giờ (từ 7 giờ ngày 22/7 đến 7 giờ ngày 23/7), bão số 4 di chuyển chậm lại, đổi hướng xuống phía Nam, có thời điểm không di chuyển rồi đột ngột quay lên phía Bắc. Trong thời gian này, các Trung tâm dự báo của các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc cũng không dự báo được sự đổi hướng di chuyển của bão./.
Tại Việt Nam, công tác dự báo sự đổi hướng di chuyển của bão hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Hiện đối với các bản tin, dự báo bão trong 24 giờ tới là tương đối đảm bảo độ tin cậy cả về cường độ và hướng di chuyển, các dự báo bão từ 48 giờ trở lên chỉ mang tính tham khảo.
Bên cạnh đó, vấn đề dự báo định lượng mưa cho một cơn bão đã được cải thiện, tổng lượng mưa của một cơn bão, khu vực có khả năng xuất hiện mưa lớn có thể làm tốt. Song dự báo định lượng mưa cho một điểm hoặc một khu vực hẹp là vấn đề hết sức khó khăn.
Theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, sai số trung bình vị trí tâm bão sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ tương ứng là 116km, 286km và 308km. So với sai số dự báo của các trung tâm lớn trên thế giới trong dự báo bão thì sai số này nhỏ hơn ở hạn dự báo 24 giờ và 72 giờ, nhưng lại lớn hơn so với hạn dự báo 48 giờ.
Hiện nay, nhóm thực hiện dự báo bão, áp thấp nhiệt đới ở Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, nhằm xác định nguyên nhân gây nên sai số trong dự báo cơn bão số 4 vừa qua.
Các đại biểu cũng cho rằng, cần có định hướng để phát triển mô hình dự báo bão cho khu vực Biển Đông và Việt Nam trong tương lai gần, để từ đó đánh giá mô hình nào có khả năng áp dụng tốt nhất, nhằm đáp ứng được yêu cầu trong công tác dự báo bão trong thời gian tiếp theo.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhận định điểm bất thường nhất của bão số 4 vừa qua là càng vào gần bờ cường độ bão càng mạnh, trong khi hầu hết các cơn bão khác vào gần bờ thường có cường độ yếu đi. Đây chính là khó khăn và thách thức lớn nhất trong công tác dự báo bão số 4 nói riêng và dự báo bão nói chung.
Hướng di chuyển của bão số 4 cũng rất phức tạp. Từ lúc bắt đầu hình thành bão trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông đến khi suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc, bão số 4 đã năm lần thay đổi hướng di chuyển.
Đặc biệt, trong khoảng 24 giờ (từ 7 giờ ngày 22/7 đến 7 giờ ngày 23/7), bão số 4 di chuyển chậm lại, đổi hướng xuống phía Nam, có thời điểm không di chuyển rồi đột ngột quay lên phía Bắc. Trong thời gian này, các Trung tâm dự báo của các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc cũng không dự báo được sự đổi hướng di chuyển của bão./.
Lưu Thanh Tuấn (TTXVN)