COVID-19: Pháp tạm giữ một xe nghi có hành khách nhiễm bệnh

Giới chức địa phương cho biết cảnh sát đã dựng hàng rào an ninh xung quanh xe này, thực hiện lộ trình từ thành phố Milan, Italy, tới thành phố Lyon, Pháp.
COVID-19: Pháp tạm giữ một xe nghi có hành khách nhiễm bệnh ảnh 1An ninh thắt chặt ở bến xe buýt Lyon Perranche. (Nguồn: AFP)

Ngày 24/2, Pháp đã tiến hành cách ly một xe buýt cùng toàn bộ hành khách trên xe do lo ngại có một hành khách có thể nhiễm virus SARS-CoV-2.

Giới chức địa phương cho biết cảnh sát đã dựng hàng rào an ninh xung quanh xe này, thực hiện lộ trình từ thành phố Milan, Italy, tới thành phố Lyon, Pháp.

Các hành khách được đưa tới bến xe buýt Lyon Perranche và không được tiếp xúc với người khác.

[Dịch COVID-19: Italy ghi nhận ca tử vong thứ năm, số người nhiễm tăng]

Theo giới chức thành phố, một hành khách trên xe này có triệu chứng giống cúm đã ngay lập tức được đưa tới bệnh viện để kiểm tra y tế.

Chính phủ Pháp cũng đã ban hành nhiều hướng dẫn, thông báo các bậc cha mẹ có con từng đi du lịch Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore hay vùng Lombardy của Italy, hoặc những người có tiếp xúc với những người trở về từ những khu vực này, trong kỳ nghỉ tháng 2, nên giữ con ở trong nhà để theo dõi.

Hiện Italy đang được xem là quốc gia có dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhất tại châu Âu, tâm điểm là vùng Lombardy và Veneto, với 217 tổng số ca nhiễm được ghi nhận cho đến nay và số ca tử vong là 5./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.