Ngày 17/11, các đại diện của Nhà thờ Cơ đốc giáo, một nhánh chính của những người Cơ đốc giáo ở Ai Cập, đã quyết định rút khỏi Hội đồng Lập hiến (CA) do bất đồng với các thành viên Hồi giáo trong cơ quan này.
Theo trang mạng chính thức Ahram, các lực lượng tự do Ai Cập và Cơ đốc giáo từ lâu đã cáo buộc người Hồi giáo, vốn chiếm gần một nửa thành viên CA, chi phối việc soạn thảo hiến pháp mới.
Họ bày tỏ lo ngại rằng việc này sẽ tạo ra một bản dự thảo hiến pháp không đáp ứng nguyện vọng của hầu hết người dân Ai Cập.
Trong khi đó, một số người Hồi giáo, chủ yếu là người Salafist, cáo buộc người Cơ đốc giáo và người phe tự do tước quyền vốn có của họ được sống dưới các quy định đầy đủ của Luật Hồi giáo (Sharia) và các quy định của Đấng tiên tri Mohamed.
Đến nay, Ai Cập đã phải hai lần thành lập hội đồng để soạn thảo hiến pháp mới sau làn sóng chính biến quét qua nước này hồi năm 2011. Hội đồng thứ nhất, gồm 100 thành viên, được Quốc hội bầu ra hồi tháng Ba.
Tuy nhiên, hội đồng này đã bị giải tán sau một quyết định của Tòa án Hành chính với lý do không bao gồm các đảng phái tự do và thế tục mà chủ yếu gồm các thành viên Hồi giáo.
Hội đồng hiện nay được thành lập ngày 12/6, cũng phải đối mặt với khoảng 40 hồ sơ khiếu kiện với cáo buộc cơ quan này đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các thế lực Hồi giáo trong việc dự thảo Hiến pháp mới./.
Theo trang mạng chính thức Ahram, các lực lượng tự do Ai Cập và Cơ đốc giáo từ lâu đã cáo buộc người Hồi giáo, vốn chiếm gần một nửa thành viên CA, chi phối việc soạn thảo hiến pháp mới.
Họ bày tỏ lo ngại rằng việc này sẽ tạo ra một bản dự thảo hiến pháp không đáp ứng nguyện vọng của hầu hết người dân Ai Cập.
Trong khi đó, một số người Hồi giáo, chủ yếu là người Salafist, cáo buộc người Cơ đốc giáo và người phe tự do tước quyền vốn có của họ được sống dưới các quy định đầy đủ của Luật Hồi giáo (Sharia) và các quy định của Đấng tiên tri Mohamed.
Đến nay, Ai Cập đã phải hai lần thành lập hội đồng để soạn thảo hiến pháp mới sau làn sóng chính biến quét qua nước này hồi năm 2011. Hội đồng thứ nhất, gồm 100 thành viên, được Quốc hội bầu ra hồi tháng Ba.
Tuy nhiên, hội đồng này đã bị giải tán sau một quyết định của Tòa án Hành chính với lý do không bao gồm các đảng phái tự do và thế tục mà chủ yếu gồm các thành viên Hồi giáo.
Hội đồng hiện nay được thành lập ngày 12/6, cũng phải đối mặt với khoảng 40 hồ sơ khiếu kiện với cáo buộc cơ quan này đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các thế lực Hồi giáo trong việc dự thảo Hiến pháp mới./.
(TTXVN)