Sau khi ngân hàng JPMorgan công bố khoản kinh doanh thua lỗ 2 tỷ USD và có khả năng mất tiếp 1 tỷ USD vào cuối quý II này, cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín Fitch ngày 11/5 đã hạ bậc xếp hạng của một trong những thể chế tài chính lớn nhất và có lợi nhuận hàng đầu nước Mỹ này.
Ngay sau báo cáo kinh doanh thảm bại của JPMorgan, Fitch đã hạ 1 bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của ngân hàng này từ AA- xuống A+. Fitch cũng đặt toàn bộ xếp hạng tín dụng của ngân hàng mẹ và các công ty con thuộc JPMorgan ở mức đánh giá tiêu cực.
Mặc dù đánh giá quy mô khoản thua lỗ trên có thể xử lý được, song Fitch cảnh báo danh tiếng của JP Morgan bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi khách hàng mất niềm tin, đồng thời nhấn mạnh đây là dấu hiệu cho thấy thể trạng yếu với tính thanh khoản kém của ngân hàng lớn này.
Cùng với Fitch, Standard & Poor’s lập tức lên tiếng bằng việc cảnh báo có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng này nếu hậu quả của chiến lược đầu tư trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ngân hàng không có các biện pháp cải thiện vấn đề.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của JP Morgan cũng đã lao dốc "không phanh" trước khoản thua lỗ khổng lồ trên. Cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm hơn 9% xuống còn 36,96 USD trong phiên cuối tuần, thiệt hại khoảng 14 tỷ USD so với giá trị thị trường của JP Morgan. Kéo theo đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp tài chính khác cũng đột ngột giảm mạnh, điển hình như cổ phiếu của Citigroup giảm 4,2% và cổ phiếu của Bank of America giảm 1,9%.
Theo các chuyên gia, việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm sẽ khiến chi phí đi vay và yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng này cao hơn, khiến tình hình của JP Morgan trở nên xấu hơn. Trong khi đó, các nhà phân tích và chính trị gia chỉ trích Giám đốc điều hành JP Morgan Jamie Dimon và ngân hàng vì đã đẩy khách hàng và hệ thống tài chính Mỹ rơi sâu vào khủng hoảng.
Trong bản báo cáo công bố ngày 10/5, JPMorgan cho biết đã thua lỗ khoảng 2 tỷ USD ở danh mục đầu tư tín dụng tổng hợp do hoạt động kinh doanh “sai lầm” với lý giải: danh mục này rủi ro và nhiều biến động nhưng lại hoạt động kém hiệu quả so với dự tính ban đầu. Giám đốc điều hành Đaimân thậm chí còn cho biết đấy chưa phải là tất cả những gì xấu nhất vì ngân hàng còn phải đối mặt với khoản lỗ 1 tỷ USD tính tới tháng 6/2012 do biến động của thị trường.
JPMorgan sở hữu nguồn vốn lên tới 2.320 tỷ USD từ hoạt động đầu tư và hỗ trợ tài chính của 190 triệu cổ đông tính đến cuối tháng 3/2012. Đây được xem là ngân hàng rất uy tín bậc nhất nước Mỹ song lại gây nhiều bất ngờ khi công bố những tổn thất tài chính chưa từng có. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 5 năm, JPMorgan vẫn trụ vững với nguồn tài chính dư dả và đã quyết định chi cho thương vụ thâu tóm ngân hàng Bear Stearn với khoản tiền 240 triệu USD, ngân hàng Washington Mutual với chi phí 1,9 tỷ USD khi các ngân hàng này bị sụp đổ năm 2008./.
Ngay sau báo cáo kinh doanh thảm bại của JPMorgan, Fitch đã hạ 1 bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của ngân hàng này từ AA- xuống A+. Fitch cũng đặt toàn bộ xếp hạng tín dụng của ngân hàng mẹ và các công ty con thuộc JPMorgan ở mức đánh giá tiêu cực.
Mặc dù đánh giá quy mô khoản thua lỗ trên có thể xử lý được, song Fitch cảnh báo danh tiếng của JP Morgan bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi khách hàng mất niềm tin, đồng thời nhấn mạnh đây là dấu hiệu cho thấy thể trạng yếu với tính thanh khoản kém của ngân hàng lớn này.
Cùng với Fitch, Standard & Poor’s lập tức lên tiếng bằng việc cảnh báo có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng này nếu hậu quả của chiến lược đầu tư trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ngân hàng không có các biện pháp cải thiện vấn đề.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của JP Morgan cũng đã lao dốc "không phanh" trước khoản thua lỗ khổng lồ trên. Cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm hơn 9% xuống còn 36,96 USD trong phiên cuối tuần, thiệt hại khoảng 14 tỷ USD so với giá trị thị trường của JP Morgan. Kéo theo đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp tài chính khác cũng đột ngột giảm mạnh, điển hình như cổ phiếu của Citigroup giảm 4,2% và cổ phiếu của Bank of America giảm 1,9%.
Theo các chuyên gia, việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm sẽ khiến chi phí đi vay và yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng này cao hơn, khiến tình hình của JP Morgan trở nên xấu hơn. Trong khi đó, các nhà phân tích và chính trị gia chỉ trích Giám đốc điều hành JP Morgan Jamie Dimon và ngân hàng vì đã đẩy khách hàng và hệ thống tài chính Mỹ rơi sâu vào khủng hoảng.
Trong bản báo cáo công bố ngày 10/5, JPMorgan cho biết đã thua lỗ khoảng 2 tỷ USD ở danh mục đầu tư tín dụng tổng hợp do hoạt động kinh doanh “sai lầm” với lý giải: danh mục này rủi ro và nhiều biến động nhưng lại hoạt động kém hiệu quả so với dự tính ban đầu. Giám đốc điều hành Đaimân thậm chí còn cho biết đấy chưa phải là tất cả những gì xấu nhất vì ngân hàng còn phải đối mặt với khoản lỗ 1 tỷ USD tính tới tháng 6/2012 do biến động của thị trường.
JPMorgan sở hữu nguồn vốn lên tới 2.320 tỷ USD từ hoạt động đầu tư và hỗ trợ tài chính của 190 triệu cổ đông tính đến cuối tháng 3/2012. Đây được xem là ngân hàng rất uy tín bậc nhất nước Mỹ song lại gây nhiều bất ngờ khi công bố những tổn thất tài chính chưa từng có. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 5 năm, JPMorgan vẫn trụ vững với nguồn tài chính dư dả và đã quyết định chi cho thương vụ thâu tóm ngân hàng Bear Stearn với khoản tiền 240 triệu USD, ngân hàng Washington Mutual với chi phí 1,9 tỷ USD khi các ngân hàng này bị sụp đổ năm 2008./.
(TTXVN)