Ông Allison Vulgamore, CEO của nhà hát Philadelphia, đã chính thức thông báo việc thoát được tình trạng nợ nần sau khi từng phải đệ đơn lên chính phủ Mỹ xin bảo hộ phá sản.
Ông Allison Vulgamore cho hay: “Nhà hát chính là hình mẫu của sự kiên cường. Những khó khăn đã tạm thời ở lại sau lưng chúng tôi.”
Để thực hiện được quá trình giảm nợ, nhà hát Philadelphia đã phải thực hiện nhiều phương thức, từ giảm giá vé cho tới giảm lương của các nhạc công cũng như các loại lương hưu.
Trong khi đệ đơn xin bảo hộ phá sản, nhà hát cũng đã huy động được gần 30 triệu USD tiền quyên góp để tái cấu trúc.
Ngoài ra, một trong những phương thức đã giúp nhà hát Philadelphia “sống lại” chính là chuyến đi tới Trung Quốc, vốn được sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại Trung Quốc, nhà hát đã thực hiện năm buổi hòa nhạc và cả những lần biểu diễn ở bệnh viện và trường học của người nhập cư.
Thành lập năm 1900, dàn nhạc Philadelphia được đánh giá là một trong những "đại thụ" của giới biểu diễn nghệ thuật thế giới với với những cuộc biểu diễn lớn, các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới và doanh thu bán vé kỷ lục.
Tuy nhiên, số lượng khán giả đến với các buổi biểu diễn hòa nhạc ngày càng giảm trong khi chi phí duy trì hoạt động của dàn nhạc ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật điêu đứng.
Báo cáo tài chính đăng trên trang mạng của Dàn nhạc Philadelphia cho biết, trong giai đoạn giữa năm 2008 và 2009, doanh thu của dàn nhạc đã giảm từ 53,1 triệu USD xuống còn 29,4 triệu USD./.
Ông Allison Vulgamore cho hay: “Nhà hát chính là hình mẫu của sự kiên cường. Những khó khăn đã tạm thời ở lại sau lưng chúng tôi.”
Để thực hiện được quá trình giảm nợ, nhà hát Philadelphia đã phải thực hiện nhiều phương thức, từ giảm giá vé cho tới giảm lương của các nhạc công cũng như các loại lương hưu.
Trong khi đệ đơn xin bảo hộ phá sản, nhà hát cũng đã huy động được gần 30 triệu USD tiền quyên góp để tái cấu trúc.
Ngoài ra, một trong những phương thức đã giúp nhà hát Philadelphia “sống lại” chính là chuyến đi tới Trung Quốc, vốn được sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại Trung Quốc, nhà hát đã thực hiện năm buổi hòa nhạc và cả những lần biểu diễn ở bệnh viện và trường học của người nhập cư.
Thành lập năm 1900, dàn nhạc Philadelphia được đánh giá là một trong những "đại thụ" của giới biểu diễn nghệ thuật thế giới với với những cuộc biểu diễn lớn, các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới và doanh thu bán vé kỷ lục.
Tuy nhiên, số lượng khán giả đến với các buổi biểu diễn hòa nhạc ngày càng giảm trong khi chi phí duy trì hoạt động của dàn nhạc ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật điêu đứng.
Báo cáo tài chính đăng trên trang mạng của Dàn nhạc Philadelphia cho biết, trong giai đoạn giữa năm 2008 và 2009, doanh thu của dàn nhạc đã giảm từ 53,1 triệu USD xuống còn 29,4 triệu USD./.
Trà My (TTXVN)