Mùa đông năm nay, thời gian giá lạnh và khô hanh ở Hongkong kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm tồn tại và lan truyền, khiến dịch cúm trở nên khá nghiêm trọng ở khu hành chính đặc biệt này của Trung Quốc.
Tính đến hết ngày 8/2, tại Hongkong đã ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 nguy kịch.
Sau khi một cháu gái 7 tuổi được xác định là tử vong do mắc cúm A/H1N1, số bệnh nhân chết vì cúm A/H1N1 trong 16 ngày qua ở Hongkong đã lên tới 9 người.
Qua nghiên cứu 74 trường hợp bệnh nhân gốc châu Á nhiễm cúm A/H1N1 từ tháng 5/2009 đến tháng 1/2011, Đại học Hongkong phát hiện quá nửa trong số đó (38 trường hợp) có tuổi bình quân chỉ là 49 và đại bộ phận đang ở ở độ tuổi khỏe mạnh nhưng lại bị nhiễm bệnh nghiêm trọng.
Theo trợ lý, giáo sư Đỗ Khởi Hoằng thuộc Khoa Vi sinh vật, Bệnh viện Đại học Hongkong, do virus cúm mới gần giống với virus cúm hoành hoành trong đại dịch cúm năm 1918, nên khoảng 30% số người già có kháng thể tương tự.
Ngược lại, chỉ có chưa đến 5% số người dưới 60 tuổi có kháng thể cúm A, cho nên những người trẻ tuổi sau khi nhiễm cúm A, bệnh tình thường tương đối nghiêm trọng.
Nghiên cứu của Đại học Hongkong còn phát hiện rằng hiện nay không có cách nào để loại bỏ hoàn toàn virus cúm A trong cơ thể những người mắc bệnh nghiêm trọng.
Tình trạng rối loạn trong hệ thống miễn dịch sau khi nhiễm cúm đã làm giảm mạnh lượng kháng thể G2 (immunoglobulin G2 - IgG2), khiến người bệnh mất đi khả năng chống lại sự thâm nhập của các loại virus và vi khuẩn khác.
Vì thế trong quá khứ có từ 70%-80% số người nhiễm cúm Á bị nhiễm thêm các loại virus, vi khuẩn khác như khuẩn tụ cầu vàng, làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 9/2, Bộ Y tế Campuchia và Tổ chức Y tế Thế giới thông báo một bé gái 5 tuổi của nước này đã tử vong do nhiễm virus cúm A/H5N1.
Thông cáo chung gửi các cơ quan truyền thông cho biết bé gái trên sống tại thủ đô Phnom Penh, tử vong ngày 4/2 do viêm đường hô hấp sau khi bị nhiễm virus cúm A/H5N1.
Đây là nạn nhân thứ 11 nhiễm virus cúm này và là trường hợp tử vong thứ 9 tại Campuchia./.
Tính đến hết ngày 8/2, tại Hongkong đã ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 nguy kịch.
Sau khi một cháu gái 7 tuổi được xác định là tử vong do mắc cúm A/H1N1, số bệnh nhân chết vì cúm A/H1N1 trong 16 ngày qua ở Hongkong đã lên tới 9 người.
Qua nghiên cứu 74 trường hợp bệnh nhân gốc châu Á nhiễm cúm A/H1N1 từ tháng 5/2009 đến tháng 1/2011, Đại học Hongkong phát hiện quá nửa trong số đó (38 trường hợp) có tuổi bình quân chỉ là 49 và đại bộ phận đang ở ở độ tuổi khỏe mạnh nhưng lại bị nhiễm bệnh nghiêm trọng.
Theo trợ lý, giáo sư Đỗ Khởi Hoằng thuộc Khoa Vi sinh vật, Bệnh viện Đại học Hongkong, do virus cúm mới gần giống với virus cúm hoành hoành trong đại dịch cúm năm 1918, nên khoảng 30% số người già có kháng thể tương tự.
Ngược lại, chỉ có chưa đến 5% số người dưới 60 tuổi có kháng thể cúm A, cho nên những người trẻ tuổi sau khi nhiễm cúm A, bệnh tình thường tương đối nghiêm trọng.
Nghiên cứu của Đại học Hongkong còn phát hiện rằng hiện nay không có cách nào để loại bỏ hoàn toàn virus cúm A trong cơ thể những người mắc bệnh nghiêm trọng.
Tình trạng rối loạn trong hệ thống miễn dịch sau khi nhiễm cúm đã làm giảm mạnh lượng kháng thể G2 (immunoglobulin G2 - IgG2), khiến người bệnh mất đi khả năng chống lại sự thâm nhập của các loại virus và vi khuẩn khác.
Vì thế trong quá khứ có từ 70%-80% số người nhiễm cúm Á bị nhiễm thêm các loại virus, vi khuẩn khác như khuẩn tụ cầu vàng, làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 9/2, Bộ Y tế Campuchia và Tổ chức Y tế Thế giới thông báo một bé gái 5 tuổi của nước này đã tử vong do nhiễm virus cúm A/H5N1.
Thông cáo chung gửi các cơ quan truyền thông cho biết bé gái trên sống tại thủ đô Phnom Penh, tử vong ngày 4/2 do viêm đường hô hấp sau khi bị nhiễm virus cúm A/H5N1.
Đây là nạn nhân thứ 11 nhiễm virus cúm này và là trường hợp tử vong thứ 9 tại Campuchia./.
Hà Ngọc/Hongkong (Vietnam+)