Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt dự án đầu tư “Quản lý thiên tai” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.
Tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 180 triệu USD; trong đó vốn vay WB 150 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012-2017.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ thực hiện chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Chính phủ, thông qua việc tăng cường khả năng tự phòng ngừa, ứng phó và phục hồi, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai tại một số tỉnh duyên hải miền Trung trong vùng dự án (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Thuận).
Dự án gồm 5 hợp phần, hướng tới việc cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và cảnh sớm nhằm tăng cường năng lực cho các đơn vị dự báo khí tượng thủy văn trực thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia; giúp thu thập, xử lý và phổ biến thông tin tạo điều kiện cho người dân ứng phó kịp thời và hiệu quả hơn đối với thiên tai.
Dự án cũng hỗ trợ phát triển và thử nghiệm mô hình khí tượng thủy văn bền vững; cung cấp thiết bị kỹ thuật và khả năng hoạt động liên mạng lưới quan trắc và giám sát.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô vừa và nhỏ, dự án giúp giảm các rủi ro do thiên tai ở các vùng ưu tiên như bốn lưu vực sông: sông Cả, sông Mã, đoạn sông Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc-Trà Bồng. Tại đây sẽ tập trung tu bổ các đập và hồ chứa được lựa chọn để nâng cao tính an toàn, đường cứu hộ và cầu, công trình bảo vệ bờ sông và bờ biển, cảng tránh trú bão.
Các tiểu dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giảm nhẹ rủi ro thiên tai được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 gồm 6 tiểu dự án triển khai ngay từ năm đầu tại 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bình Định. Giai đoạn 2 sẽ gồm 29 tiểu dự án tiềm năng khác…/.
Tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 180 triệu USD; trong đó vốn vay WB 150 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2012-2017.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ thực hiện chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Chính phủ, thông qua việc tăng cường khả năng tự phòng ngừa, ứng phó và phục hồi, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai tại một số tỉnh duyên hải miền Trung trong vùng dự án (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Thuận).
Dự án gồm 5 hợp phần, hướng tới việc cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và cảnh sớm nhằm tăng cường năng lực cho các đơn vị dự báo khí tượng thủy văn trực thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia; giúp thu thập, xử lý và phổ biến thông tin tạo điều kiện cho người dân ứng phó kịp thời và hiệu quả hơn đối với thiên tai.
Dự án cũng hỗ trợ phát triển và thử nghiệm mô hình khí tượng thủy văn bền vững; cung cấp thiết bị kỹ thuật và khả năng hoạt động liên mạng lưới quan trắc và giám sát.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô vừa và nhỏ, dự án giúp giảm các rủi ro do thiên tai ở các vùng ưu tiên như bốn lưu vực sông: sông Cả, sông Mã, đoạn sông Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc-Trà Bồng. Tại đây sẽ tập trung tu bổ các đập và hồ chứa được lựa chọn để nâng cao tính an toàn, đường cứu hộ và cầu, công trình bảo vệ bờ sông và bờ biển, cảng tránh trú bão.
Các tiểu dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giảm nhẹ rủi ro thiên tai được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 gồm 6 tiểu dự án triển khai ngay từ năm đầu tại 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bình Định. Giai đoạn 2 sẽ gồm 29 tiểu dự án tiềm năng khác…/.
Hoàng Tùng (TTXVN)