Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam sau khi thực hiện thí điểm tại một số tỉnh và đã mang lại kết quả tốt trong chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng.
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định 380/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức ngày 9/3, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chi trả dịch vụ môi trường là một chính sách xã hội mới, thiết thực, có hiệu quả phù hợp với mục đích bảo vệ rừng, môi trường, nguồn nước, góp phần chống biến đổi khí hậu và đem lại lợi ích thiết thực cho người bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Chính sách dịch vụ môi trường rừng do Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Dự án lâm nghiệp (GTZ) hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, qua gần hai năm tổ chức thực hiện Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết quả bước đầu cho thấy chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao, sự ủng hộ nhiệt tình của các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng với tư cách là người cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Ở những nơi thực hiện thí điểm dịch vụ chi trả môi trường rừng cho thấy, rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng đã giảm đáng kể. Đồng thời, chính sách này bước đầu đã thu được tiền, tạo ra một nguồn tài chính bền vững để tái đầu tư phát triển rừng bền vững, giảm sức ép phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước, ông Phát nhận định.
Ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng - nơi thực hiện thí điểm chính sách trên cho biết 80% số tiền thu được từ dịch vụ chi trả môi trường đã được chi trả cho người dân, từng bước giảm đói nghèo tại các vùng thực hiện chính sách này; có nơi hộ nghèo đã giảm tới 15% khi thực hiện Chính sách.
Ông Jim Peter, Giám đốc Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á (ARBCP) cho rằng Việt Nam đã thực hiện nhanh và thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời, Việt Nam đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người dân tham gia trồng ở những vùng thực hiện dự án.
Theo ông Jim Peter, mô hình thực hiện Chính sách chi trả môi trường rừng của Việt Nam thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng sẽ là bài học, kinh nghiệm để các nước như Lào, Campuchia tham khảo học tập.
Dự kiến tháng 7 tới, sẽ diễn ra một hội nghị quốc tế về chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách này tại Việt Nam./.
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định 380/QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức ngày 9/3, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chi trả dịch vụ môi trường là một chính sách xã hội mới, thiết thực, có hiệu quả phù hợp với mục đích bảo vệ rừng, môi trường, nguồn nước, góp phần chống biến đổi khí hậu và đem lại lợi ích thiết thực cho người bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Chính sách dịch vụ môi trường rừng do Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Dự án lâm nghiệp (GTZ) hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, qua gần hai năm tổ chức thực hiện Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết quả bước đầu cho thấy chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao, sự ủng hộ nhiệt tình của các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng với tư cách là người cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Ở những nơi thực hiện thí điểm dịch vụ chi trả môi trường rừng cho thấy, rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng đã giảm đáng kể. Đồng thời, chính sách này bước đầu đã thu được tiền, tạo ra một nguồn tài chính bền vững để tái đầu tư phát triển rừng bền vững, giảm sức ép phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước, ông Phát nhận định.
Ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng - nơi thực hiện thí điểm chính sách trên cho biết 80% số tiền thu được từ dịch vụ chi trả môi trường đã được chi trả cho người dân, từng bước giảm đói nghèo tại các vùng thực hiện chính sách này; có nơi hộ nghèo đã giảm tới 15% khi thực hiện Chính sách.
Ông Jim Peter, Giám đốc Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á (ARBCP) cho rằng Việt Nam đã thực hiện nhanh và thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời, Việt Nam đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người dân tham gia trồng ở những vùng thực hiện dự án.
Theo ông Jim Peter, mô hình thực hiện Chính sách chi trả môi trường rừng của Việt Nam thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng sẽ là bài học, kinh nghiệm để các nước như Lào, Campuchia tham khảo học tập.
Dự kiến tháng 7 tới, sẽ diễn ra một hội nghị quốc tế về chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách này tại Việt Nam./.
Ngọc Dung (Vietnam+)