Ngày 27/2, khai mạc khoá họp thứ 56 của Ủy ban Liên hợp quốc về quy chế của phụ nữ (CSW), Phó Tổng Thư ký thường trực của Liên hợp quốc Asha-Rose Migiro nhấn mạnh, với những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế xã hội, phụ nữ nông thôn phải được công nhận là nhân tố then chốt để phát triển bền vững và xóa đói nghèo.
Bà Migiro khẳng định các nước phải thúc đẩy chiến lược toàn diện và có hệ thống trao quyền cho phụ nữ nông thôn để họ phát huy tối đa tiềm năng vào cuộc chiến chống nghèo đói và tạo điều kiện phát triển bền vững không chỉ trong cộng đồng phụ nữ mà cả trong mỗi quốc gia và toàn cầu. Những ưu tiên của phụ nữ nông thôn phải được phản ánh trong chính sách kinh tế vĩ mô và các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Kỳ họp thứ 56 của CSW tập trung vào chủ đề trao quyền cho phụ nữ nông thôn và vai trò của họ trong phát triển bền vững và chống đói nghèo, đồng thời thỏa thuận các hành động khẩn cấp nhằm cải thiện cuộc sống của hàng triệu phụ nữ nông thôn.
Phụ nữ nông thôn chiếm 25% dân số thế giới và chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động ở nông thôn. 43% trong 1,3 tỷ nông dân sản xuất nhỏ và nông dân không có đất ở nông thôn là phụ nữ. Nếu phụ nữ nông thôn được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động được tăng thêm có thể làm giảm từ 100-150 triệu người sống cùng khổ trên thế giới.
Liên hợp quốc nhấn mạnh những đóng góp của phụ nữ có tầm quan trọng sống còn với phúc lợi của các gia đình, cộng đồng, nền kinh tế quốc gia và trong tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, các quyền và những đóng góp này phần lớn chưa được thừa nhận thích đáng.
Những chính sách và tập quán tác động đến cuộc sống của phụ nữ nông thôn vẫn tồn tại dai dẳng. Trong khi phụ nữ được quyền sở hữu tài sản bình đẳng với nam giới ở 115 nước và quyền thừa kế bình đẳng ở 93 nước, bất bình đẳng giới về sở hữu đất đai vẫn tồn tại dai dẳng trên toàn cầu. Phụ nữ nông thôn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nam giới trong tiếp cận các dịch vụ công, bảo vệ xã hội, việc làm và thị trường do những tập quán văn hóa, các vấn đề an ninh…
Theo Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc, 80% phụ nữ ở nhiều làng quê ở Ai Cập không được cấp thẻ căn cước, hạn chế quyền tiếp cận của họ đến y tế, giáo dục, hưu trí, và các dịch vụ xã hội khác. Ở 17 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tỷ lệ phụ nữ trong các hội đồng nông thôn chỉ từ 0,6 đến 37%.
Cộng đồng quốc tế đã đóng góp 7,5 tỷ USD viện trợ phát triển chính thức cho phát triển nông thôn và nông nghiệp từ năm 2008-2009, nhưng chỉ 3% trong số này được phân phối cho các chương trình có mục tiêu là bình đẳng giới.
Bà Michelle Bachelet, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc, khẳng định để trao quyền cho phụ nữ nông thôn, các chính phủ cần thay đổi cách thức xây dựng ngân sách, phát triển và thực thi các luật và chính sách nông nghiệp, buôn bán, cách thức đầu tư và điều hành kinh doanh...
Trách nhiệm của các chính phủ là loại trừ mọi cản trở về cơ cấu, văn hóa, kinh tế, xã hội đối với việc trao quyền và việc phụ nữ thực thi các quyền của họ. Các nước phải hủy bỏ các luật và chính sách phân biệt đối với phụ nữ như chính sách hạn chế quyền của phụ nữ đối với đất đai, bất động sản, thừa kế hoặc hạn chế khả năng pháp lý của phụ nữ./.
Bà Migiro khẳng định các nước phải thúc đẩy chiến lược toàn diện và có hệ thống trao quyền cho phụ nữ nông thôn để họ phát huy tối đa tiềm năng vào cuộc chiến chống nghèo đói và tạo điều kiện phát triển bền vững không chỉ trong cộng đồng phụ nữ mà cả trong mỗi quốc gia và toàn cầu. Những ưu tiên của phụ nữ nông thôn phải được phản ánh trong chính sách kinh tế vĩ mô và các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Kỳ họp thứ 56 của CSW tập trung vào chủ đề trao quyền cho phụ nữ nông thôn và vai trò của họ trong phát triển bền vững và chống đói nghèo, đồng thời thỏa thuận các hành động khẩn cấp nhằm cải thiện cuộc sống của hàng triệu phụ nữ nông thôn.
Phụ nữ nông thôn chiếm 25% dân số thế giới và chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động ở nông thôn. 43% trong 1,3 tỷ nông dân sản xuất nhỏ và nông dân không có đất ở nông thôn là phụ nữ. Nếu phụ nữ nông thôn được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động được tăng thêm có thể làm giảm từ 100-150 triệu người sống cùng khổ trên thế giới.
Liên hợp quốc nhấn mạnh những đóng góp của phụ nữ có tầm quan trọng sống còn với phúc lợi của các gia đình, cộng đồng, nền kinh tế quốc gia và trong tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, các quyền và những đóng góp này phần lớn chưa được thừa nhận thích đáng.
Những chính sách và tập quán tác động đến cuộc sống của phụ nữ nông thôn vẫn tồn tại dai dẳng. Trong khi phụ nữ được quyền sở hữu tài sản bình đẳng với nam giới ở 115 nước và quyền thừa kế bình đẳng ở 93 nước, bất bình đẳng giới về sở hữu đất đai vẫn tồn tại dai dẳng trên toàn cầu. Phụ nữ nông thôn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nam giới trong tiếp cận các dịch vụ công, bảo vệ xã hội, việc làm và thị trường do những tập quán văn hóa, các vấn đề an ninh…
Theo Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc, 80% phụ nữ ở nhiều làng quê ở Ai Cập không được cấp thẻ căn cước, hạn chế quyền tiếp cận của họ đến y tế, giáo dục, hưu trí, và các dịch vụ xã hội khác. Ở 17 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tỷ lệ phụ nữ trong các hội đồng nông thôn chỉ từ 0,6 đến 37%.
Cộng đồng quốc tế đã đóng góp 7,5 tỷ USD viện trợ phát triển chính thức cho phát triển nông thôn và nông nghiệp từ năm 2008-2009, nhưng chỉ 3% trong số này được phân phối cho các chương trình có mục tiêu là bình đẳng giới.
Bà Michelle Bachelet, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc, khẳng định để trao quyền cho phụ nữ nông thôn, các chính phủ cần thay đổi cách thức xây dựng ngân sách, phát triển và thực thi các luật và chính sách nông nghiệp, buôn bán, cách thức đầu tư và điều hành kinh doanh...
Trách nhiệm của các chính phủ là loại trừ mọi cản trở về cơ cấu, văn hóa, kinh tế, xã hội đối với việc trao quyền và việc phụ nữ thực thi các quyền của họ. Các nước phải hủy bỏ các luật và chính sách phân biệt đối với phụ nữ như chính sách hạn chế quyền của phụ nữ đối với đất đai, bất động sản, thừa kế hoặc hạn chế khả năng pháp lý của phụ nữ./.
(TTXVN)