Sau khi chính phủ và Bộ Tư pháp Mỹ vào can thiệp, thương vụ mua T-Mobile của AT&T xem như đã đứng trước bờ vực thẳm.
Không muốn mọi nỗ lực bị đổ xuống sông xuống bể, AT&T đã tiến hành đàm phán với các nhà mạng không dây khác của Mỹ nhằm bán một phần tài sản, cùng dải tần và thuê bao di động để giảm "tiếng xấu" độc quyền, cũng như tăng tính thuyết phục cho vụ mua bán của họ.
Theo tin từ Bloomberg tiết lộ ngày 19/9, những hãng viễn thông được AT&T gõ cửa đàm phán bán tài sản gồm MetroPCS, Leap Wireless, CenturyLink, Dish Network và đáng chú ý nhất là Sprint.
Trước đó, Sprint luôn là một trong những hãng phản đối gay gắt nhất thương vụ thâu tóm của AT&T, bởi nhà mạng này luôn lo ngại rằng một khi T-Mobile đã bị mua lại, khối AT&T-T-Mobile sẽ có sức mạnh áp đảo và có thể dễ dàng loại bỏ Sprint trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Mỹ.
Hôm 6/9, nhà mạng này tuyên bố vừa đâm đơn kiện lên tòa án liên bang tại quận Columbia, Mỹ để góp sức ngăn chặn thương vụ này.
[Phản ứng sau vụ Mỹ chặn AT&T thâu tóm T-Mobile]
Có lẽ AT&T cũng hiểu được “tâm tư” của Sprint, nên việc nhà mạng số hai nước Mỹ tiến hành liên hệ với “đối thủ truyền kiếp” được xem là bước đi đột phá đầy nỗ lực.
Lúc trước, AT&T cũng đã cố gắng thuyết phục một "nhân vật chính" khác là Bộ Tư pháp Mỹ bằng việc hứa hẹn sẽ tạo ra 5.000 việc làm mới nếu như thương vụ của họ được thông qua.
Xem ra, dù rất khó khăn nhưng dường như AT&T đang biết cách làm thế nào để mang T-Mobile về với họ, nếu như không muốn phải mất khoản tiền đền bù 6 tỷ USD trả cho tập đoàn Deutsche Telekom (chủ sở hữu T-Mobile) trong trường hợp thương vụ thâu tóm không thành công./.
Không muốn mọi nỗ lực bị đổ xuống sông xuống bể, AT&T đã tiến hành đàm phán với các nhà mạng không dây khác của Mỹ nhằm bán một phần tài sản, cùng dải tần và thuê bao di động để giảm "tiếng xấu" độc quyền, cũng như tăng tính thuyết phục cho vụ mua bán của họ.
Theo tin từ Bloomberg tiết lộ ngày 19/9, những hãng viễn thông được AT&T gõ cửa đàm phán bán tài sản gồm MetroPCS, Leap Wireless, CenturyLink, Dish Network và đáng chú ý nhất là Sprint.
Trước đó, Sprint luôn là một trong những hãng phản đối gay gắt nhất thương vụ thâu tóm của AT&T, bởi nhà mạng này luôn lo ngại rằng một khi T-Mobile đã bị mua lại, khối AT&T-T-Mobile sẽ có sức mạnh áp đảo và có thể dễ dàng loại bỏ Sprint trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Mỹ.
Hôm 6/9, nhà mạng này tuyên bố vừa đâm đơn kiện lên tòa án liên bang tại quận Columbia, Mỹ để góp sức ngăn chặn thương vụ này.
[Phản ứng sau vụ Mỹ chặn AT&T thâu tóm T-Mobile]
Có lẽ AT&T cũng hiểu được “tâm tư” của Sprint, nên việc nhà mạng số hai nước Mỹ tiến hành liên hệ với “đối thủ truyền kiếp” được xem là bước đi đột phá đầy nỗ lực.
Lúc trước, AT&T cũng đã cố gắng thuyết phục một "nhân vật chính" khác là Bộ Tư pháp Mỹ bằng việc hứa hẹn sẽ tạo ra 5.000 việc làm mới nếu như thương vụ của họ được thông qua.
Xem ra, dù rất khó khăn nhưng dường như AT&T đang biết cách làm thế nào để mang T-Mobile về với họ, nếu như không muốn phải mất khoản tiền đền bù 6 tỷ USD trả cho tập đoàn Deutsche Telekom (chủ sở hữu T-Mobile) trong trường hợp thương vụ thâu tóm không thành công./.
Văn Hưng (Vietnam+)