Hiệp hội càphê cacao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp với các bộ ngành đề xuất Thủ tướng ban hành chủ trương chủ động mua tạm trữ càphê ngay từ đầu vụ mà không đợi đến lúc lượng càphê tồn quá lớn và giá cả xuống thấp mới mua tạm trữ.
Chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua tạm trữ tối thiểu 300.000 tấn càphê ngay từ đầu vụ, tùy theo tình hình thực tế, sản lượng sẽ mua đến mức tối đa, nhằm đảm bảo không để giá càphê xuống thấp. Vì theo các chuyên gia, đặc thù của ngành càphê là thu hoạch một vài tháng, tiêu thụ cả năm, nên không thể đợi khi giá càphê giảm xuống mới mua tạm trữ.
Ông Phan Hữu Đễ, Tổng thư ký Hiệp hội càphê cacao Việt Nam nhấn mạnh, việc mua tạm trữ càphê có lợi là khi thu hoạch, người nông dân bán ra để trả tiền mua phân bón và tiền nhân công. Nếu bán cho doanh nghiệp, người nông dân có tiền thu mua luôn, có lãi và giá bình ổn chung so với trước đây, khi không có chủ trương mua tạm trữ, người nông dân bán cho thương lái luôn bị ép giá.
Việc mua tạm trữ còn góp phần ổn định giá thị trường trên thế giới. Còn về phía doanh nghiệp, việc mua tạm trữ cũng có lãi, đồng thời giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư trở lại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện giá càphê nhân đã tăng lên cao nhất trong vòng hai năm qua, giá càphê nhân được các doanh nghiệp thu mua xô dao động quanh mức 31.000 đồng/kg, càphê nhân chất lượng cao được thu mua từ 32.000-33.000 đồng/kg. Niên vụ càphê 2010-2011 cho thu hoạch trong tháng 10 này dự kiến cho sản lượng khoảng 980.000 tấn đến một triệu tấn.
Tại Đắk Lắk, nơi có sản lượng càphê cao nhất nước, tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo vệ vườn cây, sản phẩm càphê chỉ thu hoạch đại trà khi vườn cây có tỷ lệ quả chín đạt từ 90% trở lên nhằm bảo đảm chất lượng càphê xuất khẩu. Dự kiến, niên vụ càphê 2010-2011 này, Đắk Lắk có hơn 172.000ha càphê cho thu hoạch./.
Chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua tạm trữ tối thiểu 300.000 tấn càphê ngay từ đầu vụ, tùy theo tình hình thực tế, sản lượng sẽ mua đến mức tối đa, nhằm đảm bảo không để giá càphê xuống thấp. Vì theo các chuyên gia, đặc thù của ngành càphê là thu hoạch một vài tháng, tiêu thụ cả năm, nên không thể đợi khi giá càphê giảm xuống mới mua tạm trữ.
Ông Phan Hữu Đễ, Tổng thư ký Hiệp hội càphê cacao Việt Nam nhấn mạnh, việc mua tạm trữ càphê có lợi là khi thu hoạch, người nông dân bán ra để trả tiền mua phân bón và tiền nhân công. Nếu bán cho doanh nghiệp, người nông dân có tiền thu mua luôn, có lãi và giá bình ổn chung so với trước đây, khi không có chủ trương mua tạm trữ, người nông dân bán cho thương lái luôn bị ép giá.
Việc mua tạm trữ còn góp phần ổn định giá thị trường trên thế giới. Còn về phía doanh nghiệp, việc mua tạm trữ cũng có lãi, đồng thời giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư trở lại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện giá càphê nhân đã tăng lên cao nhất trong vòng hai năm qua, giá càphê nhân được các doanh nghiệp thu mua xô dao động quanh mức 31.000 đồng/kg, càphê nhân chất lượng cao được thu mua từ 32.000-33.000 đồng/kg. Niên vụ càphê 2010-2011 cho thu hoạch trong tháng 10 này dự kiến cho sản lượng khoảng 980.000 tấn đến một triệu tấn.
Tại Đắk Lắk, nơi có sản lượng càphê cao nhất nước, tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương, các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo vệ vườn cây, sản phẩm càphê chỉ thu hoạch đại trà khi vườn cây có tỷ lệ quả chín đạt từ 90% trở lên nhằm bảo đảm chất lượng càphê xuất khẩu. Dự kiến, niên vụ càphê 2010-2011 này, Đắk Lắk có hơn 172.000ha càphê cho thu hoạch./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)